Trải qua 64 năm kể từ lần đầu tiên tổ chức, những tấm ảnh tham dự cuộc thi đều được chụp bởi các nhà báo ảnh chuyên nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Ẩn sâu bên trong những hình ảnh những câu chuyện đầy tính nhân văn, những vấn đề thời sự, nóng bóng, hoặc cho chúng ta thấy được sự nghiệt ngã của cuộc.
Tác phẩm giành chiến thắng trong cuộc thi năm nay là bức hình một bé gái 2 tuổi người Do Thái đứng khóc khi nhân viên tuần tra biên phòng Mỹ khám xét mẹ bé tại biên giới với Mexico, được chụp bởi John Moore.
Sau khi được công bố trên trang bìa của tạp chí Time, bức ảnh đã gây ra làn sóng chỉ trích dữ dội đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ra chính sách nhằm chia tách trẻ em nhập cư với bố mẹ.
Dưới đây là những tấm ảnh nổi bật, được cho là truyền cảm hứng nhất trong cuộc thi ảnh quốc tế:
Tấm ảnh có tên "Akashinga - Những người dũng cảm", được thực hiện bởi phóng viên chiến trường Brent Stirton đạt giải Nhất trong lĩnh vực Môi trường, hạng mục Ảnh đơn.
Người phụ nữ trong ảnh là Petronella Chigumbura (30 tuổi), là một thành viên của đơn vị chống săn trộm động vật tại Zimbabwe, Nam Phi. Tổ chức này có toàn bộ thành viên là phụ nữ, đến từ những hoàn cảnh khó khăn khác nhau. Họ hoạt động như một tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, với mục đích hợp tác, thay vì chống lại dân cư địa phương.
Tấm ảnh có tên "Flamingo Socks" đạt giải 2 hạng mục Thiên nhiên hoang dã.
Một chú chim hồng hạc Caribbean đang tò mò kiểm tra những đôi tất được bác sĩ thú y tạo ra để giúp chữa lành vết thương nghiêm trọng ở chân của nó. Chú chim được đưa bằng máy bay từ đảo Bonaire, sau một vài tuần ở một cơ sở phục hồi chức năng địa phương. Những tổn thương như vậy là khá phổ biến đối với con chim con hồng hạc bị giam cầm lâu ngày, vì chúng có bàn chân rất nhạy cảm. Hiện có khoảng 3.000 cặp chim hồng hạc Caribbean sinh sống trên đảo Bonaire.
Tấm ảnh "Sống giữa những gì còn sót lại" được thực hiện bởi Mário Cruz, đạt giải 3 lĩnh vực Môi trường, hạng mục Ảnh đơn
Ảnh chụp một đứa trẻ chuyên thu thập vật liệu đang nằm trên một tấm nệm và bao quanh bởi rác thải trôi nổi trên sông Pasig, Manila, Philippines. Sông Pasig được tuyên bố là "đã chết" về mặt sinh học vào những năm 1990, do sự kết hợp của ô nhiễm công nghiệp và chất thải được đổ ra bởi các cộng đồng sống gần đó mà không có cơ sở hạ tầng vệ sinh đầy đủ. Một báo cáo năm 2017 của Nature Communications đã trích dẫn Pasig là một trong 20 con sông ô nhiễm nhất thế giới, với tới 63.700 tấn nhựa thải ra biển mỗi năm.
Tấm ảnh "Bé gái gào khóc ở biên giới Mỹ" thực hiện bởi John Moore, đạt giải Nhất hạng mục Tin tiêu điểm.
Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc bé gái 2 tuổi bị chia tách khỏi người mẹ tại biên giới Mỹ - Mexico được ngợi ca như một tác phẩm đầy tính nghệ thuật và nhân văn, qua đó thể hiện nỗi đau tột của những gia đình bị li tán mỗi ngày ở "bức tường" biên giới. Theo các nhà phân tích, bức ảnh đã truyền tải được đầy đủ cung bậc cảm xúc, từ nỗi buồn, sự căm phẫn, và sợ hãi hiển hiện trong đôi mắt của cháu bé. Đây chắc chắn là sự trừng phạt mà không một đứa trẻ nào xứng đáng bị đón nhận.
Tấm ảnh "Chưa từng thấy anh ấy khóc", chụp bởi Michael Hanke, đạt giải 2 trong hạng mục Thể thao.
Zdenĕk Šafránek là đội trưởng đội khúc côn cầu Para Ice Hockey của Cộng hòa Séc, và đã tham gia 3 bộ môn tại thế vận hội Paralympic Games. Šafránek phải ngồi xe lăn kể từ tai nạn tại một cửa hàng sửa chữa ô tô vào năm 2003. Afránek sống ở thị trấn Pátek, gần Podbrady, Cộng hòa Séc, với người bạn đời và 3 đứa con.
Tấm ảnh "Người Cuba", đạt giải Nhất trong hạng mục Các vấn đề đương đại.
Pura đi quanh khu phố của mình trên một chiếc xe mui trần màu hồng từ những năm 1950, khi cộng đồng tụ tập để chúc mừng sinh nhật lần thứ 15 của cô, tại Havana, Cuba. Điều đặc biệt là Pura trước đó được chẩn đoán mắc bệnh u não và khó lòng không sống quá 13 tuổi. Tại đây theo tục lệ, các cô gái làm lễ sinh nhật thứ 15 như một truyền thống đánh dấu sự chuyển đổi sang nữ giới. Đây là một nghi thức nhằm xác nhận giới tính, thể hiện một cô gái thuần khiết và sẵn sàng cho hôn nhân.
Tấm ảnh "Thời trang Dakar", thực hiện bởi Finbarr O'reilly, đạt giải Nhất trong hạng mục Chân dung.
Diarra Ndiaye, Ndeye Fatou Mbaye và Mariza Sakho trong trang phục người mẫu của nhà thiết kế Adama Paris trong khu phố Medina, thuộc thủ đô Dakar, Senar. Dakar là trung tâm phát triển thời trang Pháp-Phi và là quê hương của Fashion Africa TV, đài thời trang đầu tiên trên toàn bộ lục địa. Tuần lễ thời trang Dakar diễn ra hàng năm bao gồm một buổi trình diễn đường phố có sự tham dự của hàng ngàn người từ khắp mọi nơi của thủ đô.
Tấm ảnh "Khi tôi bệnh", chụp bởi Alyona Kochetkova, đoạt giải 3 hạng mục Chân dung.
Alyona Kochetkova ngồi ở nhà, và không thể đối mặt với món súp củ cải đường trước mặt, dù đây là món yêu thích của cô trong quá trình điều trị ung thư. Alyona đã tự chụp bức ảnh này sau khi phẫu thuật và tiến hành hóa trị. Lúc này, bệnh nhân thường chán ăn, hoặc không thể ăn, nhưng vẫn phải tiếp tục để duy trì sự sống.
Ảnh đạt giải Nhất hạng mục Tin tiêu điểm, có tựa đề "Đoàn người di cư", chụp bởi Pieter Ten Hoopen.
Trong khoảng thời gian từ tháng 10 và tháng 11/2018, hàng ngàn người di cư ở Trung Mỹ đã tham gia trong một đoàn lữ hành tới biên giới Hoa Kỳ. Đoàn lữ hành, được tập hợp thông qua một chiến dịch truyền thông xã hội ở cơ sở, rời San Pedro Sula, Honduras ngày 12/10. Họ là sự pha trộn của những người phải đối mặt với sự đàn áp chính trị và bạo lực, và những người chạy trốn khỏi điều kiện kinh tế khắc nghiệt với hy vọng có một cuộc sống tốt hơn. Trong hành trình của mình, họ đi bộ khoảng 30 km mỗi ngày, dưới nhiệt độ trên 30 ° C.
Ảnh "Syria, không lối thoát", chụp bởi Mohammed Badra, đạt giải Nhì hạng mục Tin tiêu điểm.
Chùm ảnh cho thấy cuộc sống của những đứa trẻ sống tại vùng Đông Ghouta, thuộc một quận ngoại ô bên ngoài Damascus và là một trong những khu vực nổi dậy cuối cùng trong cuộc xung đột Syria đang diễn ra hồi tháng 2/2018. Trong cuộc tấn công cuối cùng, Đông Ghouta đã bị tên lửa oanh tạc, khiến 4.829 người bị thương và 1.005 người chết trong khoảng thời gian từ 18/2 đến 3/3.
Bức ảnh "Cánh bướm thủy tinh", chụp bởi Angel Fitor, đạt giải 3 hạng mục Thiên nhiên hoang dã.
Một giống trùng có cánh, có tên khoa học là "Leucothea multicornis" với cấu trúc đôi cánh của nó được mở rộng ra để di chuyển qua vùng biển ngoài khơi Alicante, Tây Ban Nha. "Leucothea multornis", là một loài săn mồi phàm ăn. Chúng bắt con mồi bằng cách sử dụng các tế bào dính chứ không phải bằng cách chích nọc. Các sinh vật rất mỏng manh và phản ứng ngay cả với những rung động nhỏ nhất, do đó chúng cực kỳ khó nghiên cứu và chụp ảnh.
Nguyễn Nguyễn
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn