Nguyên nhân khiến con người "nói dối trơn mồm"

Thứ tư - 26/10/2016 21:12
Nhóm nghiên cứu từ Anh phát hiện sự kém hoạt động của hạch hạnh nhân trong não có thể là nguyên nhân khiến việc nói dối trở nên dễ dàng hơn.
nguyen-nhan-khien-con-nguoi-noi-doi-tron-mom

Con người có thể nói dối dễ dàng hơn sau những lần đầu tiên. Ảnh minh họa: LieDetectors

Tali Sharot, đến từ khoa Tâm lý học thực nghiệm, trường Đại học London, Anh và các đồng nghiệp công bố thí nghiệm cho thấy cách bộ não khiến chúng ta "nói dối trơn mồm" như thế nào trên tạp chí Nature Neuroscience hôm 24/10, theo Time

Nhóm nghiên cứu dùng máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) quét não 80 người tham gia thí nghiệm để kiểm tra xu hướng nói dối của họ. 

Họ được yêu cầu ước lượng số đồng xu đựng trong một lọ thủy tinh, rồi thông báo cho người bạn đối diện về số đồng xu đó. Một số người được cho biết họ sẽ nhận được tiền nếu cả hai có cùng câu trả lời gần đúng với đáp án. Những người khác được thông báo rằng họ sẽ được tiền nếu người kia đưa ra con số ước lượng sai.

Nhóm nghiên cứu phát hiện khi những người tham gia thí nghiệm bắt đầu nói dối với bạn mình về số đồng xu trong lọ, hoạt động của hạch hạnh nhân, trung tâm xử lý cảm xúc và sự hưng phấn, trong não họ thay đổi.

Ban đầu họ chỉ đưa ra con số chênh lệch nhỏ, nhưng càng lúc, con số chênh lệch mà họ đưa ra càng lớn hơn. Hình ảnh trên máy fMRI cho thấy khi đối tượng đưa ra càng nhiều lời nói dối, hạch hạnh nhân càng ít bị kích thích.

Nhóm nghiên cứu cho rằng lời nói dối đầu tiên đánh thức cảm xúc và kích hoạt hạch hạnh nhân, nhưng với mỗi lời nói dối tăng thêm, hiệu ứng này ngày càng giảm đi, khiến việc nói dối trở nên "trơn mồm" hơn.

 

Sharot cũng phát hiện hạch hạnh nhân trở nên kém hoạt động hơn khi con người nói dối để thu lợi cho bản thân. Nói cách khác, lợi ích cá nhân dường như đã kích thích sự không trung thực.

"Khi chúng ta nói dối vì lợi ích cá nhân, hạch hạnh nhân sản sinh một cảm xúc tiêu cực hạn chế mức độ sẵn sàng nói dối của chúng ta", tiến sĩ Sharot giải thích. "Nhưng nếu chúng ta tiếp tục nói dối, cảm xúc này bị phai nhạt dần, và lời nói dối càng lúc càng trắng trợn hơn, có thể dẫn ta đến sự trượt dốc vào những lời dối trá lớn".

Nhóm nghiên cứu có thể chỉ ra mỗi lời nói dối dẫn đến việc giảm kích thích hạch hạnh nhân như thế nào, từ đó dự đoán mức độ gia tăng sự không trung thực của một người trong thí nghiệm tiếp theo.

Tiến sĩ Neil Garret, người cùng thực hiện thí nghiệm, cho rằng đây là lời cảnh báo đối với những lời nói dối tưởng như vô hại của con người. "Những hành động không trung thực nhỏ ban đầu có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát", ông nói.

Xem thêm: Sự tồn tại của linh hồn dưới góc nhìn khoa học

Hiền Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây