Lượng thông tin bị rò rỉ theo báo cáo là có thể lên tới 32TB (1TB = 1000GB) dữ liệu gồm có mã nguồn của Windows 10 và những tệp tin vốn chỉ được phép lưu hành nội bộ bên trong Microsoft, hay thậm chí còn chưa được xuất hiện trên các bản Windows hiện hành.
Đáng chú ý, trong số dữ liệu để lộ có bao gồm cả những tệp tin ghi lại cách Windows 10 sử dụng để làm việc với phần cứng máy tính, bao gồm các trình điều khiển USB, Wi-Fi và Bluetooth được tích hợp. Điều này là đặc biệt nguy hiểm, bởi sẽ giúp cho hacker rất nhiều nếu muốn đột nhập vào hệ thống bảo mật của Windows 10 theo nhiều cách khác nhau, qua đó gây thiệt hại nặng nền cho người dùng và chính công ty sở hữu.
Theo Register, mã nguồn của Windows 10 đã được công khai trên website mang tên BetaArchive.com - vốn là một trang tìm kiếm và chia sẻ phần mềm cộng đồng.
Trước đó, ngày 12/5 vừa qua, thế giới được một phen "chao đảo" khi một cuộc tấn công mạng mới với mã độc tống tiền WannaCry quét khắp nơi, và Microsoft lại một lần nữa là trung tâm của cuộc tranh luận về việc ai là người có lỗi vì đã để cho virus nguy hiểm tận dụng lỗ hổng trong hệ điều hành Windows để xâm nhập vào hệ thống tập tin của người dùng.
Lúc bấy giờ, Brad Smith, Chủ tịch kiêm giám đốc pháp lý của Microsoft đã đăng tải một bài viết lên trang blog cá nhân, cho rằng công ty không hoàn toàn phải chịu hết trách nhiệm. Ông đổ lỗi cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) vì đã để lọt phần mềm WannaCry vào tay hacker, qua đó xảy ra một trong những vụ tấn công mạng lớn nhất trong lịch sử.
Tác giả: Nguyễn Nguyễn
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn