Theo thông tin từ ngân hàng Agribank, tính đến trưa ngày hôm qua 4/5, nhà băng này đã hoàn tất trả tiền cho khách hàng cuối cùng trong tổng số 12 khách hàng có tài khoản thẻ bị trừ tiền do các hacker tấn công vào ngày 25/4 vừa qua.
Nhà băng này cũng cho biết rằng, nguyên nhân được xác định là có thể do chủ thẻ bị đánh cắp thông tin dữ liệu thẻ trong quá trình sử dụng.
Trước đó, trong đêm ngày 25/4, một tài khoản cá nhân thuộc Ngân hàng Agribank bị liên tục rút tiền với số tiền lên đến hơn 20 triệu đồng chỉ trong vòng vài phút. Dù đã liên hệ khóa thẻ ATM trong đêm và nhận thông báo tạm khóa tài khoản nhưng sáng ngày hôm sau 26/4, tài khoản này vẫn thực hiện được giao dịch rút tiền tại cây ATM.
Không chỉ tài khoản cá nhân trên mà sáng hôm sau, khoảng 10 người thuộc đơn vị này đã bị rút tiền từ tài khoản cá nhân mà không hề thực hiện giao dịch.
Nhận định về hình thức tấn công này, một điều hành viên trên Cộng đồng an ninh mạng Việt Nam Whitehat cho rằng, có thể đây là cách thức tấn công Skimming - Kẻ gian thường lắp đặt các thiết bị đọc trộm thông tin trên máy ATM mà chúng đã ngắm từ trước để đọc thông tin thẻ. Các đối tượng này đã sử dụng thủ thuật đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng và mã pin bằng cách thức tấn công Skimming. Chúng sẽ lắp đặt các thiết bị đọc trộm thông tin trên máy ATM mà chúng đã ngắm từ trước để đọc thông tin thẻ. Sau đó sẽ làm thẻ giả và tiến hành rút tiền của các nạn nhân mà chúng thu thập được.
Tuy được hoàn trả tiền nhưng qua câu chuyện trên người dân cần nêu cao cảnh giác trước vấn đề tin tặc ngày càng tinh vi hơn.
Theo một điều hành viên của diễn đàn công nghệ Tinh tế ở Việt Nam, thiết bị skimmer thường được thiết kế rất đặc biệt, nhỏ gọn và không lộ. Thiết bị này được ngụy trang cực tốt vào môi trường xung quanh hay thậm chí bị gắn chìm vào trong khe quẹt thẻ nên việc cực kì khó phát hiện, Do đó, cần nhìn rất kỹ để phát hiện ra thiết bị này bằng cách hình thức dưới đây:
Hãy tự mình làm quen với khe quẹt thẻ để biết bình thường khe này như thế nào để khi có gì lạ gắn vào thì người dùng có thể phát hiện ra ngay. Lấy ví dụ, khi khe quẹt thẻ, đầu đọc thẻ bỗng dưng dài hơn mọi khi, thẻ nhét vào khó khăn hơn, hoặc có gì đó lồi ra. Đầu đọc cũng có dấu hiệu bị tháo gỡ, can thiệp từ bên ngoài.
Tiếp đến, bàn phím dày hơn bình thường: một số kẻ trộm sẽ đặt bàn phím giả lên trên bàn phím thật của ATM để ghi nhận lại mật khẩu của bạn. Nếu thấy phím khó nhấn quá, bàn phím có vẻ dày hơn bình thường, hay âm phát ra lạ lạ, hãy ngừng ngay, nhấn Cancel màu đỏ để đẩy thẻ ra và báo liền cho ngân hàng để xử lý.
Chú ý, nhớ nhìn thêm nóc thùng ATM, ngay chỗ chĩa xuống bàn phím xem có camera hay thiết bị lạ nào gắn trên đó không? Có thể kẻ gian sẽ gắn một cái camera nào đó vào (lưu ý, nó sẽ khác với camera an ninh của ngân hàng gắn cho ATM). Cũng nên quan sát xung quanh buồng ATM xem có gì đáng nghi không, và nhớ che tay khi nhập mã PIN.
Ngoài ra, điều hành viên này cũng đưa lời khuyên: "Nếu có ai đó đề nghị lau thẻ cho bạn để hoạt động dễ hơn, đừng! Có thể hắn chỉ đang lừa bạn để quét thẻ của bạn qua một cái skimmer mà thôi. Mình chưa từng thấy dạng lừa đảo này ở Việt Nam, nhưng mình đã được một người thân ở Mỹ cảnh báo về vụ việc này.".
Tác giả: Gia Hưng
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn