“Đổi mới sáng tạo Qualcomm Vietnam” (QVIC) là một cuộc thi do Qualcomm khởi xướng dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm hỗ trợ sự phát triển hệ sinh thái công nghệ kỹ thuật của Việt Nam thông qua việc hỗ trợ đổi mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vào Việt Nam từ năm 2003, Qualcomm cam kết hỗ trợ phát triển hệ sinh thái công nghệ kỹ thuật trong nền kinh tế của Việt Nam và đạt mục tiêu trở thành một trung tâm đổi mới công nghệ kỹ thuật khu vực. Với cuộc thi QVIC lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Qualcomm mong muốn khích lệ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước tạo ra những sản phẩm công nghệ hữu dụng và đột phá dựa trên các nền tảng, công nghệ di động của Qualcomm®..
Trong buổi hội thảo trực tuyến tổ chức ngày 12.3 vừa qua, chúng tôi có cơ hội trao đổi cùng tiến sĩ An Mei Chen (Tran My An) - Giám đốc kỹ thuật cấp cao của Tập đoàn Qualcomm về những thông tin quan trọng xoay quanh cuộc thi này.
Xin bà cho biết một số thông tin chính về cuộc thi QVIC do Qualcomm phát động?
“Đổi mới sáng tạo Qualcomm Vietnam” 2020 (QVIC) là cuộc thi khởi nghiệp do Qualcomm tổ chức nhằm hỗ trợ phát triển hệ sinh thái công nghệ của Việt Nam. Cuộc thi dành cho tất cả các công ty của Việt Nam, khuyến khích họ phát minh ra sản phẩm mới trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng như 5G, Internet vạn vật (IoT), Học máy/ Trí tuệ nhân tạo, Thành phố thông minh, các thiết bị đeo và thực tế ảo (VR). Mỗi công ty chỉ được tham gia cuộc thi với một sáng kiến.
Cuộc thi được khởi động từ tháng 12.2019, thời gian chính thức nhận đề tài đăng ký từ tháng 2 đến tháng 5/2020. Trước tình hình dịch Covid-19, chúng tôi dự định kéo dài hạn đăng ký, các bạn có thể theo dõi những cập nhật mới nhất trên website của chúng tôi. Chúng tôi sẽ công bố danh sách ứng viên rút gọn vào ngày 1.6.2020. Tiếp theo là Giai đoạn ủ, từ tháng 6 đến tháng 12.2020. Danh sách các công ty lọt vào chung kết được công bố vào tháng 1.2021. Có ba giải thưởng cao nhất dành cho 3 công ty lọt vào vòng chung kết: Giải nhất 100.000 đô la Mỹ, giải nhì 75.000 đô la Mỹ và giải 3 trị giá 50.000 đô la Mỹ.
Ngoài cơ hội nhận được giải thưởng hấp dẫn, các công ty khởi nghiệp của Việt Nam còn được sự hỗ trợ gì khác từ Qualcomm?
Qua vòng phỏng vấn và đánh giá, chúng tôi chọn ra 10 công ty vào danh sách rút gọn (shortlist), mỗi công ty được chọn này sẽ nhận được khoản hỗ trợ ươm tạo trị giá 10.000 đô la.
Ngoài ra, các công ty được sử dụng miễn phí phòng Lab hiện đại của Qualcomm Vietnam tại Hà Nội để phát triển sản phẩm. Tại đây chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ về công nghệ, đào tạo kỹ năng kinh doanh và giúp các công ty đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
Các công ty khởi nghiệp có thể dùng các sản phẩm được phát triển trên nền tảng khác để tham gia cuộc thi hay không?
Lý do chúng tôi khuyên các công ty chỉ dùng phần cứng và phần mềm của Qualcomm đó là: nếu sản phẩm được chọn sẽ không tương thích với nền tảng của Qualcomm, như vậy đội ngũ kỹ thuật của công ty không thể giúp gỡ lỗi, tìm kiếm và điều chỉnh sản phẩm. Qualcomm khuyên các công ty dự thi nên dùng nền tảng phần cứng và phần mềm của Qualcomm nhằm phát triển tốt nhất cho sản phẩm của mình.
Người tham gia có cần thực hiện một dự án hoàn chỉnh hay chỉ sản phẩm cần đạt đến một giai đoạn triển khai nào đó?
Chúng tôi nhận nhiều đơn đăng ký dưới dạng một khái niệm hoặc ý tưởng tiềm năng; một số thì đang trong giai đoạn phát triển chính và số khác thì sản phẩm không sử dụng sản phẩm của Qualcomm và giờ muốn chuyển sang nền tảng của Qualcomm để phát triển. Nếu công ty đang ở giai đoạn đầu phát triển sản phẩm - giai đoạn ý tưởng, có thể cùng trao đổi với chúng tôi để chọn nền tảng kỹ thuật Qualcomm phù hợp. Trong trường hợp công ty đã ở giai phát triển, chúng tôi có thể giúp họ tinh chỉnh sản phẩm để tạo ra sản phẩm hoàn thiện hơn.
Qualcomm dựa trên tiêu chí nào để đánh giá dự án của các công ty tham gia QVIC thưa bà?
Qualcomm có một hội đồng thẩm định để đánh giá các dự án tham gia cuộc thi QVIC. Chúng tôi đánh giá từng dự án dựa trên một loạt các yếu tố như tính sáng tạo, giá trị tiện ích, mức độ phù hợp thị trường, khả năng tương thích thiết kế với chipset / giải pháp của chúng tôi, thiết kế sản phẩm mạnh mẽ, lợi thế theo thời gian và tiềm năng kinh doanh.
Bà có thể cho biết bản quyền của các sản phẩm này sẽ thuộc về ai sau cuộc thi?
Các công ty tham gia cuộc thi sẽ sở hữu 100% bằng sáng chế từ ý tưởng của họ. Mặc dù hỗ trợ các công ty trong việc phát triển sản phẩm, song Qualcomm không sở hữu và cũng không phải là nhà đồng phát minh các ý tưởng này. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ các công ty lọt vào danh sách rút gọn xin cấp bằng sáng chế cho sản phẩm của mình. Mục đích cuối cùng của cuộc thi này là tạo một hệ sinh thái công nghệ cho Việt Nam.
Xin cảm ơn phần chia sẻ của bà.
Qualcomm là công ty Mỹ, có hoạt động trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Công ty đã đầu tư hơn 60 tỷ đôla cho các hoat động R&D để thúc đẩy sự phát triển công nghệ viễn thông trên toàn cầu. Cuộc thi “Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam” (QVIC) 2020 được kết hợp với Chiến lược “Make in Vietnam” của Chính phủ Việt Nam, nhằm khích lệ những công ty công nghệ chế tạo, thiết kế và đưa vào sản xuất những sản phẩm công nghệ cho khu vực. Chương trình cũng đóng vai trò là nền tảng giúp các doanh nhân Việt Nam thâm nhập thị trường mới trên toàn thế giới.
Để đăng ký tham dự QVIC 2020 hoặc tìm hiểu thêm thông tin về cuộc thi, vui lòng truy cập: https://www.qualcomm.com/company/locations/vietnam/vietnam-innovation-challenge.
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn