ế
TV 4K hay UHDTV là cụm từ đã xuất hiện quá nhiều, song đa số không phản ánh được giá trị thực tế mang lại.
Người tiêu dùng hẳn đã quá quen với cụm từ TV 4K, vốn dành cho những dòng TV có hỗ trợ định dạng độ phân giải 4K với chất lượng hiển thị sắc nét hơn nhiều so với định dạng HD thông thường.
4K theo đó trở thành một cụm từ được thương mại hóa, và hầu hết các quảng cáo xuất hiện trên truyền hình, tại các siêu thị, mặt báo,... đều khiến chúng ta nghĩ rằng 4K giống như một bước nhảy vọt mà nhân loại đã tạo ra trên TV. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Thay vào đó, một công nghệ khác ít được nhắc đến, nhưng lại mang đến nhiều giá trị đích thực, đó là HDR.
Nhưng trước tiên, điều quan trọng là phải hiểu ý nghĩa thực sự của 4K. 4K và 8K nằm trong Truyền hình độ nét cực cao (hay còn gọi là Super Hi-Vision, Truyền hình HD siêu nét, UltraHD, UHDTV, hoặc UHD), là hai video kỹ thuật số định dạng của đề xuất NHK Khoa học & Công nghệ phòng thí nghiệm nghiên cứu và xác định và chấp thuận của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).
Trong đó, 4K UHDTV (2160p) có độ phân giải 3840x2160 pixel, gấp 4 lần so với những màn hình có độ phân giải Full HD là 1920x1080. Các hãng sản xuất thích sử dụng con số, bởi 4K nghe có vẻ lớn hơn và hấp dẫn hơn 1080p đối với màn hình HD.
Tuy nhiên, đây cũng là lý do nó gây ra sự hiểu lầm dành cho đa số người dùng. Thực tế, mắt người khó lòng phân biệt được độ sắc nét mà TV 4K mang lại trong điều kiện thực tế.
Người dùng thường bị thu hút bởi các con số mà nhà sản xuất đưa ra.
Một bài viết từ tạp chí Carltonbale khẳng định nếu ngồi ở khoảng cách trung bình 1,5 mét, chúng ta sẽ cần một chiếc TV 4K độ phân giải 84" để có thể thấy rõ sự khác biệt về độ chi tiết giữa TV 4K và Full HD. Còn đối với một chiếc TV kích thước 42-50" như thông thường, bạn phải ngồi ở khoảng cách từ 60-90 cm. Đây là điều bất khả thi trong thực tế.
Bên cạnh đó, chất lượng mà TV 4K mang lại chỉ có thể toàn vẹn khi chúng ta xem nội dung được ghi lại bằng máy quay 4K - vốn còn khá hạn chế tại thời điểm hiện nay. Một nội dung có định dạng 1080p nhưng sau đó được phát sóng trên TV 4K, cũng sẽ không làm tăng thêm bất kỳ độ chi tiết hình ảnh nào.
TV 4K cần phát nội dung 4K thì mới phát huy được giá trị của mình.
Mặt khác, tính năng HDR vốn ít được nhắc đến, nhưng lại mang đến sự khác biệt trong chất lượng hiển thị. HDR viết tắt của cụm từ High-dynamic range (tạm dịch là dải tương phản động mở rộng), là khái niệm dùng để chỉ sự chênh lệch cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà TV có thể hiển thị.
Qua đó, TV có hỗ trợ HDR sẽ giúp tăng tỷ lệ tương phản hiển thị. Đó là sự khác biệt giữa màu sáng nhất và tối nhất mà chiếc TV của bạn có thể hiển thị. Nó cho phép hiển thị nhiều chi tiết tốt hơn trong các sắc thái ở giữa 2 gam màu sáng và tối. Màu sáng sẽ rực rỡ hơn, còn màu tối sẽ đen hơn, thật hơn.
Công nghệ HDR trái lại, mang đến chất lượng rất khác biệt.
Vấn đề lớn đối với TV HDR cũng tương tự như với 4K, đó là bạn cần quay nội dung HDR ở định dạng gốc để có thể hiển thị chúng. Tuy nhiên, một điểm cộng đó là TV HDR thường đi kèm với một tính năng khác, được gọi là gam màu rộng (WCG), cho phép nó tạo ra nhiều màu sắc hơn hầu hết các màn hình phổ thông.
Với những tính năng này, chất lượng hiển thị của màn hình sẽ được nâng cấp một cách đáng kể, chứ không còn phụ thuộc vào một loại định dạng, nội dung nào đó.
Tác giả: Nguyễn Nguyễn
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn