Nhờ có LG mà các màn hình chuẩn màu cho đồ họa mới được sử dụng rộng rãi như hiện nay, một số hãng lớn mua lại tấm nền IPS từ LG và làm nên tên tuổi trên thị trường. Nói một cách khác, LG chính là cha đẻ của IPS, khởi nguồn của công nghệ màn hình chuẩn màu.
Đừng nhầm lẫn giữa màn hình “màu đẹp” và màn hình “chuẩn màu”
Cũng cần nói nhanh qua về khái niệm “chuẩn màu” là như thế nào? Nhìn trên màn hình như thế nào, in ra như thế đó có phải là chuẩn màu không? Câu trả lời là không hẳn, đó là sự nhầm lẫn của người dùng rất lâu. Vì sao, vì máy in cũng hoàn toàn có thể bị sai màu. Hệ quy chiếu mắt người mới chính là thước đo của sự chuẩn màu.
Một chiếc màn hình có màu đẹp và màu sắc rực rỡ với thông số dải màu sRGB 100% có phải là chuẩn màu không? Câu trả lời cũng là không, nó chỉ thể hiện khả năng hiển thị màu sắc tối đa của màn hình. Dải màu rộng chỉ là điều kiện cần, càng rộng càng tốt. Còn thực tế màn hình có hiển thị chính xác màu sắc mong muốn hay không, điều đó còn phụ thuộc vào việc được cân chỉnh màu.
Vì vậy, một chiếc màn hình chỉ được xem là chuẩn màu khi màn hình đó có dải màu đủ rộng và phải được cân chỉnh màu sắc. LG là hãng màn hình đầu tiên đưa ra quy trình cân chỉnh màu từ nhà máy. Mỗi một màn hình LG khi xuất xưởng bán ra thị trường đều có ký hiệu “Color Calibrated” và giấy chứng nhận đảm bảo “chuẩn màu” theo 2 thông số tiêu chuẩn của thế giới là Color shift và Delta E. Ngoài ra, một vài yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến sự chuẩn màu như: độ sâu màu, độ phân giải, dải tương phản mở rộng HDR, và đặc biệt là công nghệ tấm nền.
Khi là một nhà sáng tạo, tốt nhất bạn nên bỏ qua những chiếc màn hình không dùng tấm nền IPS
Đơn giản vì tất cả các màn hình được chuyên gia khuyên dùng cho làm đồ họa đều có tấm nền hiển thị LCD loại IPS cho góc nhìn rộng gần như không giới hạn, màu sắc chính xác, độ bền và không bị lóe sáng khi chạm vào màn hình. Công nghệ tấm nền LCD đã phát triển qua các giai đoạn từ TN (Twisted Nematic) đến VA (Vertical Alighment), và tiếp đó là IPS (In-Plane Switching). Trong đó từ khi ra đời, công nghệ IPS của LG đã có hơn 10 loại được nghiên cứu và phát triển từ IPS, s-IPS, AS-IPS... đến tấm nền AH-IPS cao cấp đang được cho là tốt nhất hiện nay.
Đáng chú ý gần đây, LG đã phát triển thêm công nghệ Nano-IPS, một bước tiến mới của IPS với sự vượt trội hoàn toàn so với AH-IPS và kể cả Quantum Dot. Công nghệ Nano-IPS sử dụng lớp phủ quang học kích thước nanomet giúp hấp thụ các dải màu dư thừa, đặc biệt là màu vàng và màu cam không cần thiết để tái hiện màu đỏ một cách chính xác, cho hình ảnh sắc nét, tinh khiết, thể hiện màu sắc phong phú với khả năng bao phủ được 98% không gian màu DCI-P3 (tương đương 135% sRGB).
Dễ nhận thấy rằng tấm nền chiếm vai trò quyết định quan trọng bậc nhất của một chiếc màn hình. Công nghệ tấm nền tốt sẽ giúp loại bỏ các sai sót khi hiển thị và có thể đột phá các giới hạn hiển thị mới. LG hiện là hãng đang đi đầu công nghệ tấm nền IPS với các phiên bản AH-IPS, Nano-IPS và đặc biệt là công nghệ “trên đỉnh thế giới” - OLED (công nghệ phát quang hữu cơ từ chính các điểm ảnh), và LG một lần nữa lại là cha đẻ của OLED.
Từ bây giờ chuẩn màu chọn LG
Trong năm 2019 này, LG bắt đầu chinh phục giới đồ họa chuyên nghiệp khi ra mắt loạt màn hình dòng GraphicDesign với kích thước từ 25 đến 27 inch bao gồm các model: 25BL55, 27UL550, 27UL850…
Theo đó, chiếc màn hình LG 25BL55 hướng đến người dùng đồ họa tầm trung với mức giá hấp dẫn khoảng 6 triệu đồng. Nhỉnh hơn các đối thủ trong cùng phân khúc thường có kích thước 24” Full-HD, 25BL55 là chiếc màn hình có kích thước 25” (1920x1200) tỉ lệ 16:10, dùng tấm nền AH-IPS với thiết kế không viền 3 cạnh tuyệt đẹp. LG 25BL55 sở hữu dải màu sRGB 99%, và đã được cân màu chuẩn từ nhà sản xuất. Ngoài các cổng kết nối phổ biến như HDMI, D-Sub, USB… màn hình còn tích hợp thêm cổng Display Port giúp người dùng dễ dàng kết nối với các card đồ họa chuyên dụng.
Cao cấp hơn là chiếc màn hình LG 27UL850 kích thước 27 inch dành cho người dùng chuyên nghiệp với mức giá 15,8 triệu đồng. Đây được xem là chiếc màn hình độ phân giải 4K hiếm hoi trên thị trường có thể kết nối tương thích tốt với cả máy tính Macbook và Windows nhờ việc tích hợp cổng USB Type-C. Bên cạnh các thông số thuộc hàng top hiện nay như: tấm nền AH-IPS với sRGB 99%, được cân màu chuẩn sẵn từ nhà sản xuất, Hardware Calibration Ready với phần mềm hỗ trợ True Color Pro, VESA DisplayHDR 400… LG 27UL850 còn sở hữu tính năng Dual Controller 2.0 độc đáo cho phép chia màn hình thành 2 phần để kết nối cùng lúc với 2 chiếc máy tính hoặc laptop khác nhau.
Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí bạn cũng có thể chọn model “đàn em” của 27UL850 là LG 27UL550 có mức giá mềm hơn với các thông số tương tự chỉ khác là không có USB Type-C
Ngoài việc cung cấp sẵn đầy đủ theo sản phẩm các cáp kết nối HDMI, USB Type-C, Display Port… dòng màn hình GraphicDesign của LG đều sở hữu thiết kế chân đế có thể tăng giảm chiều cao, độ nghiêng và xoay chuyển linh hoạt với trục xoay 90 độ, loa stereo, chế độ bảo vệ mắt, chế độ đọc sách, siêu tiết kiệm điện, nhiều tính năng hỗ trợ chơi game như FreeSync, Black Stabilizer, DAS… Đặc biệt là tính năng OnScreen Control giúp các bạn designer có thể điều chỉnh những thiết lập màu sắc, độ sáng, tương phản, chia màn hình chỉ bằng vài cú nhấp chuột thay vì phải mất thời gian sử dụng các nút cứng. Đây là tính năng ưu việt cho các bạn làm thiết kế có thể thao tác mượt mà trên những phần mềm chỉnh sửa ảnh và video như Photoshop, 3D Max, Sketch up… mà chỉ riêng màn hình LG có trên thị trường hiện nay.
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn