Bảo mật smartphone phát triển thế nào sau 10 năm?

Thứ sáu - 01/02/2019 19:19
(Dân trí) - Một trong những tính năng luôn được chú trọng phát triển trên smartphone chính là khả năng bảo mật. Hãy cùng nhìn lại chặng đường hơn 10 năm qua của các giải pháp bảo mật được áp dụng trên điện thoại.

Mã PIN và mật khẩu truyền thống

"Cao tuổi" nhất trong các giải pháp bảo mật có lẽ là mã PIN. Không còn xa lạ với nhiều người nữa khi tùy chọn này tới bây giờ vẫn là trang bị tiêu chuẩn để mở khóa trên tất cả smartphone. Ưu điểm của nó là dễ nhớ và thao tác tương đối nhanh (từ 4 - 6 số) nhưng nhược điểm là dễ bị lộ ra ngoài khi người khác thấy bạn đăng nhập. Mật khẩu giúp người dùng bảo mật tốt hơn, tùy thuộc vào độ dài và phức tạp. Tuy nhiên, mật khẩu để mở máy hằng ngày tỏ ra chậm chạp và khá bất tiện theo thời gian.

Bảo mật smartphone phát triển thế nào sau 10 năm?
Mã PIN và mật khẩu vẫn là một tùy chọn mở khóa được trang bị trên hầu hết smartphone hiện nay. Nguồn: Samsung

 

Cảm biến vân tay

Dấu vân tay mỗi người được coi là duy nhất nên việc xác thực luôn đảm bảo tính chính xác tốt nhất. Cảm biến vân tay được ứng dụng không chỉ trong việc mở khóa mà còn được dùng trong việc đăng nhập tài khoản, ứng dụng tài chính, thanh toán online trên nhiều smartphone.

Bảo mật smartphone phát triển thế nào sau 10 năm? - Ảnh minh hoạ 2
Cảm biến vân tay được đặt trong nút nguồn ở cạnh bên của chiếc Galaxy A7 (2018). Nguồn: FPTshop

 

Bạn cũng sẽ thấy hình dạng và vị trí của cảm biến vân tay cũng đa dạng không kém gì tính ứng dụng của nó. Từ việc nằm trên nút Home vật lý trước đây như chiếc Samsung Galaxy S7, sau đó được đưa ra mặt lưng từ chiếc Galaxy S8, nằm ở cạnh bên như của Galaxy A7 (2018) mới đây. Ưu điểm của nó thì không phải bàn rồi: bảo mật cao và cực nhanh (chỉ chạm nhẹ là xong) tuy vậy cũng có điểm trừ nhẹ là nó đang chiếm diện tích nhất định khiến thiết kế chiếc điện thoại thiếu sự liền lạc nhất định.

Nhận diện khuôn mặt: Tiện nhưng bảo mật kém

Xuất hiện từ tận Android 4.0 tới giờ nhưng tính năng này chỉ thực sự cất cánh trong vài năm đổ lại đây. Cách hoạt động ban đầu khá đơn giản khi máy dùng camera trước chụp ảnh gương mặt người dùng và đối chiếu ở những lần mở khóa sau đó. Ưu điểm là nó khá tiện lợi bởi bình thường cầm máy lên là sẽ được mở khóa máy ngay. Tuy nhiên điểm trừ lớn là tính bảo mật kém khi dễ dàng bị qua mặt bởi hình chụp của người dùng.

Bảo mật smartphone phát triển thế nào sau 10 năm? - Ảnh minh hoạ 3
Được trang bị nguyên cụm cảm biến đồ sộ là vậy nhưng Face ID trên iPhone vẫn dễ dàng bị qua mặt. Nguồn: Engadget

 

Apple ra mắt chiếc iPhone X và sau đó là iPhone XS/XS Max với hệ thống nhận diện gương mặt mang tên Face ID cùng tuyên bố khả năng bảo mật rất cao. Tuy nhiên trang bị này cũng nhanh chóng bị "bóc phốt" bởi nhiều chuyên gia bảo mật và người dùng trên toàn thế giới khi dễ dàng qua mặt bởi các cặp song sinh hoặc giữa hai người xa lạ có gương mặt giống nhau.

Cảm biến quét mống mắt

Giống như vân tay, mống mắt mỗi người là duy nhất mặc cho việc anh chị em sinh đôi giống nhau như hai giọt nước. Đây là trang bị bắt đầu phổ biến từ chiếc Galaxy Note8 và là điểm nhấn không thể thiếu trên dòng smartphone cao cấp của Samsung như Galaxy S và Galaxy Note tới nay.

Bảo mật smartphone phát triển thế nào sau 10 năm? - Ảnh minh hoạ 4
Cùng với cảm biến vân tay, cảm biến quét mống mắt trên các flagship của Samsung vẫn là giải pháp bảo mật nhất hiện nay. Nguồn: Phonearena

 

Điểm mạnh của công nghệ quét mống mắt không nằm ở độ bảo mật cao mà còn khả năng hoạt động linh hoạt ngay cả trong điều kiện thiếu sáng của nó. Dùng tia hồng ngoại để quét mống mắt nên tính năng bảo mật sinh trắc học này không phụ thuộc quá nhiều vào ánh sáng môi trường như Face ID trên iPhone XS/XS Max hay nhận diện khuôn mặt trên các smartphone khác.

Cảm biến vân tay sóng âm: tương lai của bảo mật trên smartphone 

Là phiên bản tiên tiến nhất của trang bị bảo mật phổ biến hàng đầu hiện nay, cảm biến vân tay sóng âm cho phép các nhà sản xuất đặt nó dưới tấm nền màn hình, từ đó tạo nên một sản phẩm đẹp và liền lạc hơn trong thiết kế. Điểm mạnh nữa của công nghệ này là việc nó mang cảm biến vân tay về lại mặt trước ở vị trí thuận tiện hơn cho ngón tay người dùng, thay vì phải mò mẫm ở mặt lưng như trước kia.

Theo nhiều nguồn tin rò rỉ, Galaxy S10 của Samsung sẽ là một trong những sản phẩm đầu tiên trang bị cảm biến vân tay sóng âm thế hệ mới. Nó chính xác và hoạt động nhanh nhạy hơn rất nhiều so với một số smartphone cũng dùng trang bị này ra mắt trước đó. Trang bị bảo mật mới trên mẫu flagship đang rất được chờ đón của Samsung hứa hẹn nâng tầm sự tiện ích của cảm biến vân tay cũng như mang tới cho người dùng trải nghiệm mở khóa hoàn toàn mới, đậm chất hi-tech.

Bảo mật smartphone phát triển thế nào sau 10 năm? - Ảnh minh hoạ 5
Galaxy S10 sẽ được trang bị cảm biến vân tay sóng âm ngay dưới màn hình. Nguồn: Phonearena

 

Qua thời gian, các tính năng bảo mật trên smartphone ngày càng được nâng cao, không chỉ đem lại sự an toàn mà còn cả tính tiện lợi cho người sử dụng. Và Samsung cùng chiếc Galaxy S10 trang bị cảm biến vân tay sóng âm sắp được ra mắt vào ngày 20/02 tới đây sẽ đánh dấu một bước chuyển mới của công nghệ bảo mật khi vừa đảm bảo tính nhanh gọn, an toàn mà còn nâng tầm tính thẩm mỹ trên smartphone.

Huyền Anh

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây