Các nhà khoa học cũng cho rằng, dù không chắc chắn, từ thời Đồ Đá cách đây 5000 năm cũng có thể đã sử dụng bình sữa.
Bình sữa cổ đại thời Đồ Đồng có hình dáng của 1 chiếc bát với đường kính khoảng 5cm và gắn 1 chiếc vòi nhỏ để chất lỏng có thể chảy qua.
Chiếc bình này được tìm thấy trong hầm mộ thời đồ Đồng ở Bavaria (miền Nam nước Đức) và được chôn cùng với hài cốt của 1 đứa trẻ trong độ tuổi 1-2.
Phân tích hóa học chất tìm thấy trong chiếc bình này cho thấy đó là dấu vết của sữa từ động vật đã được thuần hóa. Họ không xác định được sữa của loài vật nào.
2 chiếc bình khác tương tự được phát hiện trong các ngôi mộ của trẻ nhỏ niên đại Đồ Sắt (2800 - 2450 năm) cũng có chứa axit béo của động vật nhai lại.
Phát hiện này đã khiến các nhà nhân chủng học phải đánh giá lại sự phát triển của con người trong nhiều thế kỷ qua.
Nó được cho là đồ dùng của trẻ nhỏ thời tiền sử trong những tháng và năm đầu đời song song với bú mẹ.
Giả thiết này gắn chặt với niềm tin rằng ở thời kỳ săn bắn, các bà mẹ sẽ ở nhà nuôi con trong khi các ông bố ra ngoài để kiếm thức ăn.
Phân công lao động này đã được duy trì tới tận thời hiện đại khi mà trẻ có thể được cho ăn bằng bình, sữa bột và các thực phẩm khác.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Julie Dunne, ĐH Bristol, cho biết: "Những chiếc bình rất nhỏ và xinh xắn này gợi cho chúng tôi những thông tin về cách đứa trẻ ăn và ăn gì từ cách đây hàng ngàn năm, cũng như cung cấp một kết nối thực sự giữa những người mẹ và những đứa trẻ thời xa xưa”.
Những thực phẩm bổ sung hay thay thế sữa mẹ trong chế độ ăn của trẻ nhỏ thời tiền sử cho đến nay vẫn là một bí mật.
Người ta tin rằng sữa động vật bắt đầu được sử dụng cho con người là từ châu Âu. Đầu năm nay, một nghiên cứu mảng bám răng của người cổ đại cho thấy từ thời đồ Đá (cách đây 6.000 năm) đã sử dụng sữa động vật.
Và giờ đây, TS Dunne và các cộng sự đã tìm thấy dấu vết của sữa động vật trong những “bình” bé xíu dành cho trẻ nhỏ.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature đã làm sáng tỏ cách thức cai sữa của người tiền sử. Bởi những chiếc bình nhỏ vừa vòng tay trẻ với vòi rót đủ để trẻ ngậm và hút sữa từ trong bình.
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng người cổ đại đã cho trẻ ăn sữa động vật để thay thế sữa mẹ hoặc như một thực phẩm bổ sung.
Trước đó, các bằng chứng về cai sữa ở trẻ em cổ đại đều chỉ thông qua phân tích đồng vị trong xương của trẻ. Và kết quả này chỉ có tính khái quát chứ không thể xác định được trẻ đã ăn uống gì.
Nhân Hà
Theo Mirror
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn