Theo tòa án gia đình ở Bhilwara, việc không có nhà vệ sinh suốt nhiều năm là một sự "tàn nhẫn" với người vợ và tòa cho phép tiến hành ly hôn.
Hai vợ chồng lấy nhau từ năm 2011 và người vợ đã phải đưa cuộc hôn nhân ra tòa từ năm 2015 vì chồng cô không chịu xây nhà vệ sinh bất chấp vô số lời yêu cầu của vợ. Cô phải đi vệ sinh và tắm rửa ngoài trời. Người vợ phải chờ trời tối mới dám ra ngoài đi vệ sinh và việc này gây tổn hại đến phẩm giá của cô.
Thế nhưng người chồng lại nói yêu cầu xây nhà vệ sinh là kỳ quái vì đa số phụ nữ trong làng cũng đi vệ sinh ngoài trời. Không những thế, gia đình vợ cũng không đặt điều kiện phải có nhà vệ sinh khi họ làm đám cưới.
Tòa án cho rằng việc không có nhà vệ sinh là "tàn nhẫn" như việc "xúc phạm sự khiêm nhường của người phụ nữ" vì người vợ phải đi vệ sinh ngoài trời.
"Bỏ tiền ra mua thuốc lá, mua rượu và điện thoại thế nhưng lại không nỡ xây nhà vệ sinh để bảo vệ phẩm giá của gia đình mình. Ở nhiều làng mạc, phụ nữ phải chờ đến khi mặt trời lặn để có thể đi vệ sinh. Đây không chỉ là sự tàn bạo với thể xác mà còn xúc phạm sự khiêm nhường của người phụ nữ," tòa cho biết.
Đây là vụ việc hi hữu lần đầu tiên xảy ra ở Ấn Độ vì tòa chỉ cho ly hôn trong một số ít trường hợp như bạo hành gia đình.
Phán quyết cũng được tuyên bố khi chính phủ đang nghiêm trị việc đi vệ sinh ngoài trời, điều thường thấy ở vùng thôn quê.
Chính phủ đặt mục tiêu làm sao để mỗi hộ gia đình có một nhà vệ sinh vào năm 2019 thế nhưng không được hưởng ứng và thậm chí còn bị phản đối. Nhiều người không dùng nhà vệ sinh đã được xây bất chấp các dịch bệnh liên quan đến phân.
Năm ngoái, tổ chức Unicef ước tính đến một nửa dân số Ấn Độ không dùng nhà vệ sinh.
Tác giả: Ngô Vân Tổng hợp
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn