Một nhóm các nhà khoa học người Nga đã hợp tác với đại học Princeton để rã đông hơn 300 con giun từ thời tiền sử. Tất cả chúng đều được tìm thấy dưới tình trạng đông lạnh trong băng vĩnh cửu thuộc Bắc Cực 42.000 năm. Bất ngờ thay, hai cá thể giun tròn trong số đó đã có thể di chuyển và ăn lần nữa sau hàng nghìn năm.
“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy có khả năng các sinh vật đa bào tồn tại khá lâu, hàng chục nghìn năm dưới tình trạng tiềm sinh (trạng thái làm giảm cường độ trao đổi chất đến mức thấp nhất hoặc không thể đo đạc được), nhất là trong điều kiện bảo tồn tiềm sinh tự nhiên”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Các nhà khoa học tiết lộ cả hai con giun đều được tìm thấy tại khu vực lạnh nhất nước Nga là Yakutia. Họ cũng hy vọng những con giun tiền sử sẽ có ích với nền sinh vật học, y học và thiên văn học trong tương lai.
Trước đó, một con cá mập cổ đại sống cách đây 1.500 năm được cho là sinh vật lâu đời nhất. Cũng có báo cáo cho rằng con người có thể hồi sinh cuộc sống sau khi bị đông lạnh 10 năm.
Tác giả: Trà Xanh Theo DS
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn