Jennifer, hiện 33 tuổi, đã phát hiện ra rằng cô không thể mang thai khi các bác sĩ cho biết cô bẩm sinh không có tử cung.
“Một trong những ngày khó khăn nhất của cuộc đời tôi là khi 17 tuổi, các bác sĩ cho biết tôi sẽ không bao giờ có thể tự mang thai”, Jennifer nói.
Jennifer mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser (MRKH), một căn bệnh hiếm với tỉ lệ 1: 4.000-5.000 phụ nữ Mỹ mắc bệnh. Jennifer có buồng trứng nhưng không có tử cung.
Jennifer nhớ lại cảm giác lo lắng nhưng khi thức dậy là cảm giác “đầy đủ” về một bộ phận vốn đã “thiếu vắng” nhiều năm.
Cô và Drew đã thực hiện thụ tinh nhân tạo và giữ phôi thai ở tình trạng đông lạnh cách đây 2 năm và hy vọng rằng họ có thể sẽ tự nuôi dưỡng bào thai này một ngày nào đó.
Cơ sở y tế Cleveland, ĐH Pennsylvania là một trong những trung tâm thử nghiệm cấy ghép tử cung của cả người hiến sống và đã chết. Đọc được thông tin này, Jennifer đã quyết định nhờ các chuyên gia tại đây hỗ trợ. Ca mổ ghép tử cung kéo dài 10 tiếng năm 2019 đã thành công tốt đẹp.
Khi vết thương đã lành, các bác sĩ đã tiến hành cấy phôi thai đông lạnh của vợ chồng Jennifer. 10 ngày chờ đợi kết quả cấy phôi thai vào tử cung có lẽ là quãng thời gian dài nhất trong cuộc đời của 2 vợ chồng và cảm xúc vỡ òa khi BS Kathleen O'Neill gọi điện thông báo phôi thai đã được tử cung mới tiếp nhận.
Quá trình mang thai của Jennifer sau đó khá dễ dàng, không có buồn nôn, ốm nghén. Và khi lần đầu được gặp con, Jennifer đã bật khóc.
Ca cấy ghép tử cung đầu tiên được thực hiện tại Thụy Điển năm 2014.
Em bé đầu tiên chào đời từ tử cung hiến tặng tại Mỹ là vào năm 2017. Năm sau đó, một phụ nữ Brazil trở thành người đầu tiên sinh con với tử cung được cấy ghép từ người hiến tặng đã chết.
Năm 2019, em bé đầu tiên ở Mỹ được sinh ra từ tử cung người hiến tặng đã chết tại cơ sở y tế Cleveland.
Nhân Hà
Theo DM
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn