HOICHOTHUONGMAI

CÙNG CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM THAM NHŨNG

Thứ năm - 10/10/2019 05:07
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã xác định tội phạm tham nhũng là loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội, sự tồn tại của loại tội phạm này là nguy cơ đe dọa chế độ, cản trở việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước gây bất bình và giảm lòng tin trong nhân dân.
Lực lượng công an thi hành lệnh bắt Nông Thanh Tùng  (mặc áo nỉ, đeo kính, trú tại TT Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, trước khi bị bắt là kế toán Ngân hàng) về hành vi tham ô tài sản (1/2017)
Lực lượng công an thi hành lệnh bắt Nông Thanh Tùng (mặc áo nỉ, đeo kính, trú tại TT Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, trước khi bị bắt là kế toán Ngân hàng) về hành vi tham ô tài sản (1/2017)
Trong thời gian qua tình hình tội phạm tham nhũng xảy ra rất phức tạp. Các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lạm quyền trong khi thi hành công vụ… xảy ra rất đa dạng với các thủ đoạn phạm tội tinh vi, nhiều vụ án không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn gây tác động xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước ta, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, làm sai lệch các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để xảy ra tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về tội phạm tham nhũng của các lực lượng chức năng và công tác quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức còn có hạn chế, thiếu sót. Muốn công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tham nhũng đạt được hiệu quả, cần tìm hiểu rõ về phương thức, thủ đoạn của tội phạm tham nhũng. Đây là vấn đề thực tiễn rất cấp bách, đòi hỏi phải được đánh giá chính xác để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm trong lĩnh vực này.
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, tội phạm tham nhũng gồm 07 tội là: Tội tham ô tài sản (Điều 353); Tội nhận hối lộ (Điều 354); Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356); Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358); Tội giả mạo trong công tác (Điều 359). Tội phạm tham nhũng xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gây thiệt hại về vật chất và thiệt hại phi vật chất. Chủ thể của các tội phạm tham nhũng là người có chức vụ do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Từ năm 2009 đến nay, tổng số vụ án hình sự liên quan đến tội phạm tham nhũng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được lực lượng CSĐT TP về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Bắc Kạn phát hiện, khởi tố, điều tra là 08 vụ. Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến năm 2019 đã phát hiện, điều tra 05 vụ.
Tình hình tội phạm tham nhũng nổi lên ở Bắc Kan chủ yếu là trong lĩnh vực quan lý tài chính, tài sản như việc lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tiền, tài sản được giao quản lý để thực hiện hành vi tham ô như vụ tại UBND xã Thượng Giáo, Phó chủ tịch HĐND xã tham ô 143.000.000đ quỹ phát triển nông lâm nghiệp; vụ cán bộ Lâm trường Bạch Thông đã tự ý bán rừng được giao quản lý thu lợi số tiền 50.000.000đ sử dụng để chỉ tiêu cá nhân không nộp vào cơ quan ... Trong lĩnh vực ngân hàng có giao dịch viên do nhu cầu chi tiêu cá nhân đã lợi dụng vị trị công tác, cố ý làm trái quy trình nghiệp vụ, xâm tiêu tiền của khách hàng, phát hiện, điều tra 03 vụ/03 đối tượng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh huyện Chợ Đồn , Bạch Thông và Ngân Sơn, số tiền thiệt hại mỗi vụ hơn 300.000.000đ, có vụ đến 1,6 tỷ đồng. Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủ đoạn của tội phạm tham nhũng là khai man, giả mạo chứng từ kế toán, nghiệm thu khống khối lượng công việc thực hiện để chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Thủ đoạn của các đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng nói chung đều lạm dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân, lợi dụng các sơ hở, thiếu sót của pháp luật và sự thiếu kiểm tra của bộ phận chuyên môn, lãnh đạo cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội.
Nguyên nhân của tình trạng này là do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, một số cán bộ , công chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lợi dụng sơ hở trong quản lý, cơ chế chính sách, lợi dụng chức vụ được giao quản lý tiền, tài sản đã chiếm đoạt tiền, tài sản được giao quản lý vì vụ lợi. Có trường hợp do nợ nần cá nhân đã chiếm đoạt tiền, tài sản được giao quản lý để trả nợ. Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chuyên môn, nhất là thanh tra chuyên ngành của các Sở, kiểm tra quyết toán các nguồn vốn dự án còn hạn chế, không kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm theo từng lĩnh vực. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với cán bộ dưới quyền trong thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, có nơi buông lỏng quản lý nên không kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng .
Dự báo thời gian tới tình hình tội phạm tham nhũng trên địa bàn tỉnh vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, xảy ra ở các lĩnh vực. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm tham nhũng, cấp ủy các cấp, các ngành, địa phương và mỗi người dân cần nâng cao nhận thức, chủ động, tích cực trong "cuộc chiến" này. Trong đó với vai trò nòng cốt, lực lượng CSĐT TP về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu xác định phải thực hiện một số nội dung sau :
- Một là: Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 50 - CT/ TW ngày 07/12/2013 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng .
- Hai là: Phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng theo chức năng, nhiệm vụ .
- Ba là: Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan đơn vị được phân công phụ trách khắc phục những sơ hở, thiếu sót ở các khâu, các lĩnh vực không để đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng .
- Bốn là: Tăng cường phối hợp, trao đổi với các ngành chức năng trong công tác phát hiện, xử lý tội phạm tham nhũng .
- Năm là: Tập trung lực lượng, biện pháp đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án, vụ việc về tham nhũng nhất là các vụ án, vụ việc tham nhũng được dư luận quan tâm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập413
  • Máy chủ tìm kiếm76
  • Khách viếng thăm337
  • Hôm nay66,780
  • Tháng hiện tại4,031,680
  • Tổng lượt truy cập151,752,156
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây