Nghệ sĩ "sau mành" của phường rối nước 300 tuổi ở Hà Nội

Thứ ba - 17/07/2018 01:12
Trải qua thăng trầm hàng trăm năm, rối nước Đào Thục vẫn tồn tại mãnh liệt. Sân khấu bằng những tấm cót giống như lều vịt khi xưa đã được thay thế bằng thủy đình nguy nga giữa hồ nước xanh biếc, liên tục trình diễn hàng chục tiết mục rối truyền thống phục vụ du khách.

Nghệ sĩ

Vào thời hậu Lê có ông tướng công tên thật là Nguyễn Đăng Vinh quê Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) làm quan Tổng nội giám chú ý việc mở mang xây dựng đất nước quê hương giàu đẹp. Sau này, ông về quê lập ra các phường hội như phường võ, phường thầy, phường thợ, phường cối và đặc biệt là phường rối nước.

Nghệ sĩ

Từ ngày ra đời đến nay, phường rối nước Đào Thục đã trải qua nhiều biến cố, lúc hưng lúc thịnh, có thời điểm phải dừng hẳn. Năm 1957, nghề rối được khôi phục sau thời gian dài gián đoạn. Đến năm 2007 phường rối đẩy mạnh hoạt động hiệu quả hơn nhờ mở rộng thông tin.

Nghệ sĩ

Các con rối đều do người làng Đào Thục làm với kỹ năng khéo léo truyền thống lâu đời, sử dụng rối máy sào dây. Con rối lắc đều và vung vẩy được cả 2 tay, dễ dàng sang phải, sang trái, đặc biệt con rối có thể đi vào buồng trò bằng cách quay ngược trở lại.

Nghệ sĩ

Ông Đinh Thế Văn là nghệ nhân rối nước Đào Thục tâm huyết với nghề từ thuở nhỏ. Cha ông là cụ Đinh Văn Viết rất giỏi nghề, có thể làm diễn viên, làm quân rối, đạo diễn và là người truyền cảm hứng cho ông Văn.

Nghệ sĩ

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt Nam.

Nghệ sĩ
Đến nay phường rối đã có lực lượng khá đông đảo, lên đến 53 người và còn lưu giữ được 22 trò diễn dân gian như: đốt pháo bật cờ, câu ếch, trâu chui ống, đánh cáo bắt vịt, xay thóc giã gạo, tráng sỹ đả hổ... ngoài ra còn có một số tiết mục mới xây dựng như: Hà Nội 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không.

Nghệ sĩ
Chân dung một diễn viên múa rối nước Đào Thục phía sau sân khấu trong một tích trò diễn cổ.

Nghệ sĩ
Quân rối rồng có thể phun nước, khạc lửa rất dũng mãnh.

Nghệ sĩ
Để điều khiển quân rối rồng phải cần đến 2 người ở phía sau sân khấu.

Nghệ sĩ

Có 2 điểm khác biệt giữa rối nước Đào Thục với các phường rối khác như tiết mục đốt pháo bật cờ được biểu diễn đầu tiên, ở các phường khác là tiết mục chú tễu.

Nghệ sĩ

Điểm khác biệt thứ 2 là nhân vật anh Ba Khí giáo trò, các phường khác gọi là chú tễu. Anh Ba Khí của Đào Thục được chế tác hình ảnh một nhân vật chân thực hơn, không còn là nhân vật chú tễu tay cầm quạt mo nữa.

Nghệ sĩ
Ngay từ lúc xuất hiện, anh Ba Khí chỉ mang tính chất như nhà tổ chức chương trình, ca ngợi quê hương đất nước, chào đón khán giả, luôn vui tươi hóm hỉnh. Đây là nghệ thuật đỉnh cao của thú chơi rối riêng của làng Đào Thục, chơi rối để mua vui cho thiên hạ

Nghệ sĩ
Các tích trò cổ của phường rối Đào Thục đều hướng đến người nông dân và công việc đồng áng, thông qua đó người xem sẽ thấy bức tranh phong cảnh làng quê Việt Nam tất bật mỗi khi vào vụ như tiết mục nhà nông cày cấy.

Tác giả: Hữu Nghị

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập710
  • Máy chủ tìm kiếm71
  • Khách viếng thăm639
  • Hôm nay214,564
  • Tháng hiện tại1,248,439
  • Tổng lượt truy cập157,364,940
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây