HOICHOTHUONGMAI

Hải Phòng: Phát hiện thêm một số hiện vật mới ở bãi cọc nhà Trần

Thứ năm - 09/01/2020 17:00
(Dân trí) - Mới đây, một thành viên của nhóm khảo cổ và nghiên cứu bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng cho biết đã tìm kiếm được một số hiện vật tại 3 hố khai quật. >> >> >>

Theo đó, kết quả cho thấy, tại hố H2 xuất hiện một số hiện vật kim loại, có hiện vật dài khoảng 20 cm, có hiện vật là những mẩu nhỏ.

Theo bà Đinh Thị Thanh Nga (Viện khảo cổ), sau khi có kết quả chụp X-quang, nhóm nghiên cứu sẽ gửi hình ảnh hiện vật tới các chuyên gia phân tích quốc tế để xác định loại hình, kiểu dáng của hiện vật, phục vụ hoạt động nghiên cứu khảo cổ. Đồng thời, tiếp tục tiến hành khảo sát bãi cọc trên diện rộng.

Hải Phòng: Phát hiện thêm một số hiện vật mới ở bãi cọc nhà Trần

Chính quyền địa phương và nhóm khai quật khảo cổ đã tiến hành san lấp bãi cọc để bảo quản hiện vật.

Trước đó, Viện Khảo cổ học cùng chính quyền địa phương tạm thời san lấp bãi cọc Cao Quỳ để bảo quản, tránh bị biến dạng bởi tác động của thời tiết và môi trường. Theo đó, sau khi hoàn thành việc san lấp sẽ tiến hành cắm mốc đánh dấu vị trí cột gỗ.

Trong hội nghị báo cáo kết quả khai quật di tích bãi cọc Cao Quỳ diễn ra vào 21/12, ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho rằng, các vật liệu hữu cơ, nhất là gỗ sau khi đưa lên khỏi mặt đất hoặc mặt nước dễ bị biến dạng do tác động của thời tiết, môi trường. Vì thế, ông Thành đề xuất cần sớm chuyển đổi khu vực đã được khai quật thành đất di sản. Trước mắt, không tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực này để có biện pháp bảo tồn. 

Sau khi tạm lấp bãi cọc, Viện Khảo cổ học bàn giao chính quyền địa phương các cấp quản lý. Việc nghiên cứu tại khu vực tiếp tục được triển khai sau Tết Nguyên đán Canh Tý. Về phía xã Liên Khê, sau khi nhận bàn giao từ Viện Khảo cổ học, địa phương xây dựng hàng rào bảo vệ các hố khai quật tiếp tục bố trí lực lượng trông coi và hướng dẫn người dân đến tham quan.

Hải Phòng: Phát hiện thêm một số hiện vật mới ở bãi cọc nhà Trần - Ảnh minh hoạ 2
Hải Phòng: Phát hiện thêm một số hiện vật mới ở bãi cọc nhà Trần - Ảnh minh hoạ 3

Sau khi hoàn thành việc san lấp sẽ tiến hành cắm mốc đánh dấu vị trí cột gỗ.

Trước đó, khoảng tháng 10/2019 tại cánh đồng Cao Quỳ, người dân đã phát hiện được 9 cọc gỗ. Các cọc gỗ này gãy phần đầu, màu đỏ sẫm, rắn chắc, phân bố không thẳng hàng, nằm cách nhau theo chiều Đông Tây khoảng 5 - 7m, chiều Bắc Nam 3,5m - 5m. Đường kính cọc khá lớn từ 26 - 46cm, một cọc đường kính 14cm. Trong đó có 4 cọc nằm nghiêng từ 20 - 45 độ theo các hướng Tây, Nam.

Kết quả xác định niên đại tuyệt đối C14 cho thấy các cọc gỗ này có tuổi đời từ năm 1.270 - 1.430 sau công nguyên. Nghiên cứu địa tầng cho thấy khu vực xuất lộ cọc là lòng sông bị bồi lấp. Các cọc xuất lộ trong lớp bùn xám, có thể được chôn/đóng xuống qua lớp bùn đen lẫn cát hoặc tới lớp trầm tích sét trắng lẫn vàng loang lổ.

Dựa trên kết quả khảo sát khảo cổ học kết hợp với các tài liệu lịch sử, văn hóa dân gian… còn lưu giữ tại địa phương, bước đầu nhận định di tích bãi cọc Cao Quỳ có thể liên quan đến chiến trường Bạch Đằng năm 1288.

Hải Phòng: Phát hiện thêm một số hiện vật mới ở bãi cọc nhà Trần - Ảnh minh hoạ 4
Hải Phòng: Phát hiện thêm một số hiện vật mới ở bãi cọc nhà Trần - Ảnh minh hoạ 5

Sau khi nhận bàn giao từ Viện Khảo cổ học, địa phương xây dựng hàng rào bảo vệ các hố khai quật, tiếp tục bố trí lực lượng trông coi và hướng dẫn người dân đến tham quan.

Trước cơ sở đó, trên cơ sở phát hiện mới đây của người dân làng Mai Động, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên về hai thân cây gỗ nằm trong lòng đất thuộc vùng đê bao sông Đá Bạc, các cấp ngành liên quan đã quyết định khai quật khảo cổ tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Kết quả khai quật 950m2, với 3 hố khai quật phát hiện 27 cọc. Các cọc phân bố theo chiều Đông - Tây, đường kính từ 26-46cm, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo.

Các cọc phân bố không thẳng hàng và căn cứ vào kết quả giám định niên đại cho thấy, các cọc gỗ này có thể được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.

Bước đầu Viện Khảo cổ học nhận định, bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, buộc đạo quân này đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng. Từ đó, rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Nguyên Mông xuống lòng sông Bạch Đằng.

Hải Phòng: Phát hiện thêm một số hiện vật mới ở bãi cọc nhà Trần - Ảnh minh hoạ 6

Hình ảnh cọc gỗ được tìm thấy trong hố khai quật trước đó.

Nhiều nhà khoa học để nghị Hải Phòng sớm triển khai thủ tục công nhận di tích lịch sử cấp thành phố; xúc tiến các thủ tục đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cho bãi cọc; tổ chức khảo sát tổng thể trên phạm vi rộng từ khu vực xã Liên Khê dọc theo sông Đá Bạc đến Khu Di tích Bạch Đằng Giang, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên để lập quy hoạch và xây dựng Dự án hạ tầng kỹ thuật, nhằm khai thác, phát huy giá trị của bãi cọc Cao Quỳ cùng các di tích trong khu vực, yêu cầu bảo đảm về đường giao thông, hệ thống cây xanh, công viên, bãi đỗ xe, khu vực tham quan, tìm hiểu bãi cọc cùng các công trình hạ tầng phục vụ người dân, du khách đồng bộ, liên hoàn, hiện đại.

Hà Tùng Long

Ảnh: Minh Lý

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập460
  • Máy chủ tìm kiếm68
  • Khách viếng thăm392
  • Hôm nay61,996
  • Tháng hiện tại4,026,896
  • Tổng lượt truy cập151,747,372
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây