Nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chủ nhật - 12/05/2019 23:07
Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc có 07 dân tộc chính cùng chung sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 86%. Toàn tỉnh có trên 79.000 hộ gia đình, trong đó trên 68.000 hộ dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện nhằm rút ngắn khoảng cách cả về đời sống kinh tế lẫn tinh thần giữa các dân tộc trên địa bàn.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc có 07 dân tộc chính cùng chung sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 86%. Toàn tỉnh có trên 79.000 hộ gia đình, trong đó trên 68.000 hộ dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện nhằm rút ngắn khoảng cách cả về đời sống kinh tế lẫn tinh thần giữa các dân tộc trên địa bàn.

Cải thiện toàn diện cả về đời sống kinh tế lẫn tinh thần

Thời gian qua, các chương trình, chính sách, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh các cấp đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội triển khai thực hiện đồng bộ, đem lại hiệu quả tích cực. Cơ sở hạ tầng ở các xã miền núi, vùng cao, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của đồng bào các dân tộc, nhất là hệ thống đường giao thông, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế.

Nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

Nhiều tuyến đường trục thôn, liên thôn, đường ngõ xóm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã được đầu tư cứng hóa, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, giao thương thuận tiện (Ảnh: Đường liên thôn xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông)

Đến nay, 100% xã trên địa bàn tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã; 76,95% đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện đã được nhựa hóa; nhiều tuyến đường trục thôn, liên thôn, đường ngõ xóm được đầu tư cứng hóa, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, giao thương thuận tiện. Hầu hết các xã có trường mầm non, trường tiểu học; 100% các huyện, thành phố có trường THPT và hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú. Hạ tầng y tế được quan tâm đầu tư với 01 Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 500 giường bệnh và 08 bệnh viện tuyến huyện; 122 xã, phường, thị trấn có trạm y tế, cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số; 1.421/1.421 thôn bản, tổ phố có nhân viên y tế hoạt động. 100% xã có điểm bưu điện văn hóa, thư viện xã. Hệ thống thủy lợi của tỉnh được đầu tư xây dựng và củng cố với 86% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động. 100% số xã có điện lưới quốc gia, 97,28% hộ dân được sử dụng điện; 90% dân số đô thị được sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và trên 96,5% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh...

Với đặc thù là tỉnh nông nghiệp, những năm trở lại đây, sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và sản xuất hàng hoá. Các chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất... đã tạo điều kiện trực tiếp cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo có điều kiện thoát nghèo và ổn định cuộc sống, góp phần tích cực cho công tác giảm nghèo. Cùng với đó, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ cũng có tốc độ tăng trưởng khá. Đến hết năm 2018, GRDP bình quân đầu người tỉnh Bắc Kạn đạt 30,4 triệu đồng/người, tăng 5,3 triệu đồng so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29,4% cuối năm 2015 xuống còn 21,88% cuối năm 2018.

Trình độ dân trí được nâng lên, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường được duy trì ở mức cao. Công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm, người dân thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí. Đến nay, trên 96% người dân trên địa bàn được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Các hoạt động văn hóa, thể thao luôn được quan tâm; bản sắc văn hóa được phát huy; các phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ.

Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao từng bước được nâng cao về trình độ, năng lực, được quan tâm hơn về chế độ, chính sách; đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực, nhất là cuộc vận động chung sức xây dựng nông thôn mới. Vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, chú trọng và phát huy, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Rút ngắn khoảng cách giữa vùng đồng bào dân tộc

Mặc dù đã được các cấp, ngành quan tâm đầu tư, song trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay, điều kiện sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung vẫn khó khăn nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 95,42% tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh), kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, thiếu đất ở vẫn còn xảy ra, việc giao rừng để đồng bào trồng và bảo vệ đạt hiệu quả chưa cao… Các chính sách hỗ trợ dân tộc còn dàn trải, manh mún, nhiều chính sách không đồng bộ, thiếu kết nối, thời gian thực hiện ngắn, công tác tổ chức triển khai thực hiện tại một số địa phương còn chậm, khối lượng và tỷ lệ giải ngân thấp.

 Để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng đồng bào dân tộc, thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn xác định tập trung phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng nông thôn và hạ tầng giao thông; phát triển đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, chú trọng giảm nghèo bền vững…

Nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số - Ảnh minh hoạ 2

Người dân ổn định cuộc sống tại Khu tái định cư Lẻo Luông, xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm

Đồng thời làm tốt công tác định canh, định cư; quy hoạch, sắp xếp khu dân cư hợp lý, góp phần ổn định đời sống, sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình; hạn chế tình trạng di canh di cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách dân tộc, phát triển giáo dục, đào tạo việc làm, y tế, văn hóa; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số. Tích cực sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc; bảo vệ, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc…/.

Giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu: 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã trong 04 mùa; 80% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% Trạm y tế xã được kiên cố hóa, đạt tiêu chí Quốc gia về y tế; 70% phòng học được kiên cố hóa; 100% hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia; 100% dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 01%/năm trở lên (theo chuẩn mới); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%…

Tác giả: Thu Cúc

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập869
  • Máy chủ tìm kiếm111
  • Khách viếng thăm758
  • Hôm nay192,070
  • Tháng hiện tại776,930
  • Tổng lượt truy cập156,893,431
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây