HOICHOTHUONGMAI

Tổng Bí thư phải có năng lực xây dựng người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt

Chủ nhật - 02/02/2020 21:59
(Dân trí) - Tiêu chuẩn mới nhất đề ra với chức danh Tổng Bí thư là có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và Nhân dân. Tổng Bí thư cũng phải có năng lực lãnh đạo xây dựng cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt…

Đây là những nội dung mới thể hiện trong Quy định 214-QĐ/TW quy định khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành ngày 2/1/2010.

Các chức danh đều phải đảm bảo những tiêu chuẩn chung như: Về tư tưởng chính trị thì phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia – dân tộc và nhân dân. Về đạo đức, lối sống thì phải mẫu mực về phẩm chất đạo đức, sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, không tham vọng quyền lực; không tham nhũng, cơ hội. Về trình độ, phải tốt nghiệp đại học trở lên, lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp. Về năng lực và uy tín, phải có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; nhạy bén chính trị; có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, năng lực tổng kết thực tiến, nghiên cứu lý luận; dám nghĩ dám làm, hành động quyết liệt; gắn bó mật thiết với nhân dân. Sau cùng, các chức danh phải đảm bảo điều kiện về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm.

Ngoài tiêu chuẩn chung, Quy định 214 liệt kê các tiêu chuẩn với các chức danh cụ thể như ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban đảng, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Chủ tịch UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp phó của các chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước…

Tổng Bí thư phải có năng lực xây dựng người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt

Cán bộ chủ chốt được hiểu gồm 5 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban Bí thư (ảnh minh họa).

Với Tổng Bí thư, ngoài việc đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, nhân sự này đồng thời phải có những phẩm chất, năng lực như có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.

Tổng Bí thư phải là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tổng Bí thư là người tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…

Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, dân tộc.

Tổng Bí thư có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.

Tổng Bí thư phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ Bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt thì do Ban chấp hành Trung ương quyết định.

So với quy định trước đó (Quy định 90 năm 2017), tiêu chí, nhiệm vụ của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược mở rộng thêm với lưu ý đặc biệt về đối tượng “cán bộ chủ chốt”. “Cán bộ chủ chốt” được hiểu là 5 chức danh gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban Bí thư. 

Một điểm thay đổi khác của quy định 214 so với quy định 90 được chỉ ra là quy định mới hạ mức tiêu chuẩn về mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở chức danh trước đó mà cán bộ đã trải qua đối với cán bộ thuộc diện trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là “hoàn thành tốt” nhiệm vụ thay vì đòi hỏi “hoàn thành xuất sắc”.

Việc điều chỉnh tiêu chuẩn này là để phù hợp với thực tế ấy, qua đó tác động trở lại để công tác kiểm điểm, bình bầu thi đua cuối năm thực chất hơn.

Thái Anh

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập478
  • Máy chủ tìm kiếm71
  • Khách viếng thăm407
  • Hôm nay64,567
  • Tháng hiện tại3,922,674
  • Tổng lượt truy cập151,643,150
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây