Thủ tướng: Xử phạt giao thông, sao chỉ Việt Nam thu bằng lái?

Thứ sáu - 13/03/2020 20:31
(Dân trí) - Ghi nhận tính ưu việt của việc thu tiền phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia nhưng Thủ tướng cũng yêu cầu xem xét lại vấn đề thu giữ bằng lái khi xử phạt người vi phạm… >> >>
Thủ tướng: Xử phạt giao thông, sao chỉ Việt Nam thu bằng lái?
Thủ tướng chủ trì cuộc họp sơ kết 3 tháng vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia chiều 13/3.

Chiều 13/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp sơ kết 3 tháng vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia và công bố 11 thủ tục mới được tích hợp lên Cổng.

Theo báo cáo của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, từ thời điểm khai trương Cổng với 8 nhóm dịch vụ được triển khai, đến nay, 161 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan đã tích hợp, cung cấp trên cổng.

Các cơ quan cũng đưa vào vận hành hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng để thực hiện thanh toán phí, lệ phí, thuế, thu phạt xử lý vi phạm hành chính… trong giải quyết các thủ tục.

Cụ thể, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã được tích hợp để nộp phí, lệ phí dịch vụ hành chính công tại An Guang; nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy tại Hà Nội, TPHCM; nộp phạt vi phạm giao thông đường bộ tại 5 tỉnh (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận); thực hiện nộp thuế cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế môn bài trực tuyến trên toàn quốc.

Có gần 14.000 hồ sơ trực tuyến đã thực hiện trên Cổng trong 3 thang. Trong đó, 2 dịch vụ có hồ sơ lớn được thực hiện trên Cổng là thông báo hoạt động khuyến mại và đổi giấy phép lái xe.

Tại cuộc họp, Thủ tướng trực tiếp chứng kiến đại diện Cục CSGT - Bộ Công an, Cục Thuế - Bộ Tài chính… thực hiện thủ tục thu tiền nộp phạt vi phạm giao thông, thu lệ phí trước bạ đăng ký mô tô, xe máy, thu tiền nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp vừa được tích hợp, đưa lên Cổng.

Cụ thể, truy cập Cổng Dịch vụ công quốc gia hiện tại đã có mục thông tin quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trên giao diện Cổng hiện lên các trường thông tin về số biên bản, tên người vi phạm, địa điểm vi phạm, thời gian vi phạm, đơn vị lập biên bản để người vi phạm truy xuất, đối chiếu thông tin, đảm bảo mỗi quyết định xử phạt là duy nhất, không trùng lặp, nhầm lẫn với người nộp phạt khác.

Sau khi đối chiếu, người nộp phạt quyết định lựa chọn thanh toán (thanh toán trực tuyến và nhận giấy tờ tại cơ quan xử phạt hoặc thanh toán trực tuyến và nhận kết quả tại nhà thông qua dịch vụ chuyển phát của bưu chính công ích).

Thủ tướng: Xử phạt giao thông, sao chỉ Việt Nam thu bằng lái? - Ảnh minh hoạ 2

Thực tế quá trình nộp - thu tiền phạt vi phạm giao thông được thực hiện trước sự chứng kiến của Thủ tướng, các Bộ trưởng, đại diện các Bộ, ngành.

Thiếu tướng Lê Xuân Đức – Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an khẳng định, dịch vụ nộp phạt trực tuyến mang lại nhiều tiện ích cho cả người dân và cơ quan quản lý, giúp hạn chế việc đi lại, giao dịch trực tiếp, tránh hành vi tiêu cực, tham nhũng phát sinh.

Ông Đức khái quát, mỗi năm, cả nước có khoảng 4 triệu vụ vi phạm mà CSGT phải ra quyết định xử phạt. Tương tự, mỗi năm có 400.000 ô tô, hơn 1 triệu xe máy đăng lý mới. Triển khai dịch vụ này sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, áp dụng phương thức thu – nộp phạt này, người nộp phạt thậm chí có thẻ quẹt thẻ để trả tiền phạt và nhận lại giấy tờ (bằng lái, đăng ký xe) ngay tại nơi xử phạt.

Tương tự, với thủ tục nộp thuế, theo báo cáo, cả nước hiện có 21 triệu người phải nộp thuế thu nhập cá nhân, trên 776.000 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng chục triệu tờ khai hải quan khác phải giải quyết… đều có thể thực iện trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Cách thức thực hiện thủ tục trên môi trường trực tuyến được khẳng định là minh bạch, triệt tiêu sự tiếp xúc trực tiếp giữa người nộp và người nhận, giải quyết hồ ớ, chống hiện tượng tiêu cực, chung chi.

Chứng kiến các thao tác, quy trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, việc tích hợp 11 thủ tục mới lên Cổng Dịch vụ công quốc gia giúp tiết kiệm lớn cho người dân, doanh nghiệp, cả về thời gian và tiền bạc.

“Việc này góp phần rất lớn phòng chống tham nhũng vì các bên không gặp nhau, không nói qua nói lại, việc này việc khác. CSGT, Thuế, Hải quan… vừa qua đều mang tiếng về chuyện nộp phạt, thu tiền nhiều lắm. Trong thời điểm dịch Covid-19 lan tràn ở Việt Nam thì việc không tiếp xúc tiền bạc, không gặp nhau như này cũng góp phần chống dịch lớn” – Thủ tướng nhấn mạnh, đây là hướng đi đúng.

Tuy nhiên, người lãnh đạo Chính phủ cũng lưu ý, không gây khó dễ cho người dân trong việc nhận lại giấy tờ khi đã nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng.

Ông gợi ý thêm các cơ quan xem xét lại quy định thu giữ giấy phép lái xe khi xử phạt vi phạm. Thủ tướng nêu câu hỏi, sao các nước không có thao tác thu giữ giấy tờ như vậy mà Việt Nam lại làm? Thu giữ bằng lái, theo Thủ tướng, gây trở ngại lớn với cuộc sống, mưu sinh của người dân.

Phương Thảo

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập537
  • Máy chủ tìm kiếm112
  • Khách viếng thăm425
  • Hôm nay59,184
  • Tháng hiện tại3,246,108
  • Tổng lượt truy cập155,281,712
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây