Nhiệm vụ của thanh niên không phải đòi hỏi “Tổ quốc làm gì cho ta”!

Thứ sáu - 10/07/2020 11:53
(Dân trí) - Sáng nay, 10/7, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Tháng 3 chính thức trở thành Tháng Thanh niên

Nhiệm vụ của thanh niên không phải đòi hỏi “Tổ quốc làm gì cho ta”!

Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức công bố 10 đạo luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật Thanh niên năm 2020, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, luật lần này không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của thanh niên mà quy định vai trò, trách nhiệm của thanh niên.

Quy định này làm cơ sở pháp lý định hướng cho thanh niên rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu nâng cao trách nhiệm đối với dân tộc, đất nước, xã hội, gia đình và đối với chính bản thân thanh niên như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.

Ông Giang nhấn mạnh: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nhà nước đã làm cho mình những gì mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?".

Ngoài ra, ông Tuấn cho biết, luật dành một điều quy định tháng 3 hàng năm là Tháng Thanh niên nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên.

Luật cũng dành một điều quy định việc đối thoại với thanh niên nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, phù hợp với thực tiễn đặt ra để giải quyết các kiến nghị, đề xuất của thanh niên…

Luật Thanh niên 2020 có 7 chương, 41 Điều và đã sửa đổi toàn diện (tăng 1 chương, 5 điều so với luật năm 2005).

Dừng thí điểm hợp nhất 3 văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND

Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, ông Nguyễn Trường Giang, Phó Tổng thư ký Quốc hội - Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật trình bày nhiều điểm mới của luật lần này.

Cụ thể, để đảm bảo tính chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tránh xảy ra vi phạm trong quá trình bầu cử Đại biểu Quốc hội như nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, luật lần này bổ sung một khoản quy định về tiêu chuẩn quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội. Theo đó, luật quy định, ngoài những tiêu chuẩn chung, đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Nhiệm vụ của thanh niên không phải đòi hỏi “Tổ quốc làm gì cho ta”! - Ảnh minh hoạ 2
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn tại cuộc họp báo.

Ngoài ra, luật lần này quy định việc tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách, lên mức ít nhất 40% trong tổng số đại biểu Quốc hội. Quy định này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch, chuẩn bị nguồn nhân sự giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách từ Quốc hội khóa XVsắp tới.

Từ đó, tăng cường tính chuyên nghệp, góp phần quan trọng cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Một trong những điểm mới khác của luật lần này được ông Giang nhấn mạnh là việc đổi tên Uỷ ban (UB) Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng thành UB Văn hóa,Giáo dục; đổi tên UB Về các vấn đề xã hội thành UB Xã hội từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV tới đây.

Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, việc đổi tên của hai UB này là để đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thể hiện được lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan.

Luật Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội cũng quy định chuyển tiếp để xác định lộ trình hoàn thành việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hộivà HĐND cấp tỉnh.

Theo đó, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hộiđược thành lập theo Nghị quyết của UB Thường vụ Quốc hội. Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tại các tỉnh thành thực hiện thí điểm tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh được thành lập để tham mưu, giúp việc, phục vụ chung hoạt động của Đoàn ĐBQH và HĐND. Việc thành lập Văn phòng này phải hoàn thành trước 1/7/2021.

Theo lý giải của ông Giang, việc thí điểm hợp nhất 3 văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND sau hơn một năm thực hiện cho thấy, việc tổ chức một Văn phòng giúp việc chung cho ba cơ quan chưa thực sự đáp ứng mục tiêu đề ra là nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy tham mưu, giúp việc cho ba cơ quan này.

Việc này cũng chưa rõ được vai trò tham mưu trong trong hoạt động giám sát và quản lý, điều hành giữa cơ quan đại diện với cơ quan quản lý.

Vì vậy, theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội đã chấm dứt việc thực hiện thí điểm hợp nhất ba văn phòng theo Nghị quyết 580 của UB Thường vụ Quốc hội và quyết định sẽ tổ chức Văn phòng tham mưu, giúp việc chung cho Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh. Còn văn phòng tham mưu, giúp việc, phục vụ riêng cho UBND cấp tỉnh…

Phương Thảo

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập521
  • Máy chủ tìm kiếm87
  • Khách viếng thăm434
  • Hôm nay66,881
  • Tháng hiện tại3,253,805
  • Tổng lượt truy cập155,289,409
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây