HOICHOTHUONGMAI

Tiêm kích chuyên diệt oanh tạc cơ siêu thanh Mỹ của Liên Xô

Thứ năm - 16/02/2017 21:01
Liên Xô bí mật chế tạo tiêm kích MiG-25 để đối phó các dự án máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ như B-58 Hustler hay B-70 Valkyrie.
 

Phòng không Israel bất lực trước MiG-25 của Liên Xô

Cuối thập niên 1960, Liên Xô bắt tay chế tạo chiếc tiêm kích được cho là nguy hiểm nhất thế giới có tên MiG-25 (NATO định danh: Foxbat). Nó sở hữu tốc độ lớn hơn bất kỳ phi cơ quân sự nào trên thế giới thời đó, ngoại trừ máy bay trinh sát SR-71 Blackbird của Mỹ, theo National Interest.

Theo chuyên gia quân sự Rober Farley, MiG-25 là át chủ bài của Liên Xô trong việc bảo vệ không phận trước các oanh tạc cơ bay cao và tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh như B-58 Hustler hay B-70 Valkyrie vốn được Mỹ phát triển để xâm nhập không phận Liên Xô.

Được trang bị tên lửa tầm xa, radar lớn và động cơ mạnh mẽ, MiG-25 có khả năng đuổi kịp và tiêu diệt các máy bay ném bom siêu thanh này.

MiG-25 dài gần 24 m, sải cánh 14 m, cao hơn 6m, trọng tải cất cánh tối đa 36,7 tấn được trang bị hai động cơ Tumansky R-15B-300. Nó có thể bay hành trình trong thời gian dài với vận tốc 3.500 km/h, gấp 2,83 lần âm thanh và bất ngờ vọt lên 3.700 km/h. Tuy nhiên, các động cơ sẽ bị hỏng hoàn toàn nếu bay ở tốc độ tối đa trong thời gian dài.

Tiêm kích chuyên diệt oanh tạc cơ siêu thanh Mỹ của Liên Xô

Một chiếc MiG-25 của không quân Nga cất cánh. Ảnh: Jalopnik.

Để thực hiện vai trò đánh chặn và chiếm ưu thế trên không, chiến đấu cơ này được trang bị 4 tên lửa không đối không R-40 với tầm bắn tối đa 80 km. Để phục vụ mục đích trinh sát, MiG-25 mang hệ thống điện tử và thiết bị chụp ảnh tối tân, có thể đạt trần bay cao hơn phiên bản đánh chặn. Một số chiếc còn được tối ưu hóa để thực hiện nhiệm vụ tấn công tốc độ cao.

Tuy nhiên, MiG-25 được được đưa vào biên chế trong thập niên 1970, cùng thời điểm chiếc B-58 bị loại biên và 8 năm sau khi Mỹ hủy dự án B-70. Dù đối thủ chính của MiG-25 không còn, Liên Xô vẫn quyết định chế tạo tới 1.186 tiêm kích loại này để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Liên Xô chưa từng cấp giấy phép sản xuất MiG-25 ở nước ngoài, Trung Quốc cũng không có khả năng sao chép loại chiến đấu cơ này.

Sự xuất hiện của dòng máy bay này cùng hàng loạt kỷ lục hàng không khiến Mỹ phải thay đổi chương trình tiêm kích chiến thuật, cho ra đời tiêm kích F-15 Eagle. Sau vụ đào tẩu chấn động của phi công Viktor Belenko đến Nhật Bản năm 1976, người Mỹ mới nắm được tính năng thật sự của tiêm kích này.

Điều họ nhận thấy là MiG-25 có nhiều lỗi. Hạn chế trong công nghệ sản xuất khiến nó nặng hơn chiến đấu cơ phương Tây, khó cơ động ở tốc độ cao và không dễ điều khiển ở độ cao thấp. Radar của tiêm kích này bị hạn chế trong các tình huống chiến đấu thông thường.

MiG-25 có lịch sử tham chiến với thành công tương đối hạn chế. Năm 1971, một chiếc MiG-25 của Ai Cập bị một số tiêm kích Israel rượt đuổi, buộc phải bật tăng lực, đạt tốc độ tối đa 3.700 km/h để thoát thân, bất chấp việc này khiến động cơ bị hỏng hoàn toàn.

Trong chiến tranh ở Lebanon, tiêm kích Israel đã bắn hạ một số máy bay MiG-25 của Syria trong các trận không chiến. Trong nội chiến Syria, không quân chính phủ đã triển khai MiG-25 với vai trò yểm trợ mặt đất, sử dụng các tên lửa không đối không để tấn công mục tiêu mặt đất.

Tiêm kích chuyên diệt oanh tạc cơ siêu thanh Mỹ của Liên Xô - Ảnh minh hoạ 2

Nga vẫn biên chế một số chiếc MiG-25 cho nhiệm vụ trinh sát. Ảnh: Tumblr.

Do được chế tạo với chỉ với nhiệm vụ đánh chặn oanh tạc cơ Mỹ, MiG-25 không có khả năng tác chiến linh hoạt, thích ứng với nhiều tình huống chiến trường khác nhau như những loại tiêm kích đa nhiệm khác. Ngày nay chỉ còn rất ít tiêm kích MiG-25 trong biên chế, chủ yếu là trong không quân Algeria và Syria. Hầu hết các tiêm kích MiG-25 đều bị loại biên ngay sau khi Liên Xô tan rã.

Dựa trên nền tảng MiG-25, Liên Xô phát triển tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-31, khắc phục được nhiều hạn chế của phiên bản cũ, trong khi vẫn giữ được các tính năng then chốt. MiG-31 cũng là tiêm kích đầu tiên trên thế giới được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), công nghệ mà phương Tây phải 20 năm sau mới sở hữu.

Duy Sơn

Nguồn tin: http://vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập396
  • Máy chủ tìm kiếm58
  • Khách viếng thăm338
  • Hôm nay106,793
  • Tháng hiện tại4,001,863
  • Tổng lượt truy cập151,722,339
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây