HOICHOTHUONGMAI

Hướng dẫn sửa nhanh lỗi "Inaccessible Boot Device" trên Windows 10/8/7 và Windows Vista

Thứ tư - 26/10/2016 21:12
"Inaccessible Boot Device" là một lỗi màn hình xanh chết chóc (BSOD). Lỗi này thường xảy ra trên Windows 10 sau khi người dùng sử dụng tính năng Reset This PC để restore máy tính Windows 10 về trạng thái thiết lập mặc định hoặc để refresh (cài đặt lại) Windows 10 mà không bị mất các tập tin hoặc sau khi nâng cấp hệ thống lên Windows 10.

"Inaccessible Boot Device" là một lỗi màn hình xanh chết chóc (BSOD). Lỗi này thường xảy ra trên Windows 10 sau khi người dùng sử dụng tính năng Reset This PC để restore máy tính Windows 10 về trạng thái thiết lập mặc định hoặc để refresh (cài đặt lại) Windows 10 mà không bị mất các tập tin hoặc sau khi nâng cấp hệ thống lên Windows 10.

Nếu xảy ra lỗi Inaccessible Boot Device, trên màn hình bạn sẽ nhìn thấy thông báo lỗi: "Your PC ran into a problem and needs to restart. We ‘re just collecting some error info, and then you can restart. If you like to know more, you can search online later for this error: INACCESSIBLE BOOT DEVICE". Khi xảy ra lỗi Windows không thể truy cập phân vùng hệ thống khi khởi động. 

Vậy làm sao để khắc phục được lỗi, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Quản trị mạng.

1. Chỉnh sửa SATA Mode thành AHCI trên BIOS

1. Đầu tiên mở nguồn hệ thống của bạn và nhấn phím để truy cập BIOS Setup.

Lưu ý: Các phím thường sử dụng để truy cập BIOS SETUPDEL, F1 hoặc F2, tùy thuộc vào dòng máy mà bạn sử dụng.

2. Tìm và thay đổi SATA Mode từ RAID sang AHCI.

3. Lưu lại thay đổi và thoát khỏi BIOS Setup.

4. Khởi động lại máy tính Windows của bạn ở chế độ bình thường. Nếu Windows vẫn không khởi động được, áp dụng các giải pháp sau.

2. Khởi động ở chế độ Safe Mode

Giải Với giải pháp này đầu tiên khởi động máy tính của bạn ở chế độ Safe Mode, sau đó tiến hành Restart (khởi động lại).

1. Mở máy tính của bạn lên, sau đó nhấn phím F8 để mở Menu Advanced Boot Options.

2. Sử dụng phím mũi tên xuống để chọn tùy chọn Safe Mode rồi nhấn Enter.

Khởi động ở chế độ Safe Mode

3. Lúc này máy tính Windows của bạn đang ở chế độ Safe Mode, tiến hành khởi động lại máy tính của bạn và kiểm tra xem Windows đã khởi động được hay chưa.

+ Trường hợp 1:

Nếu máy tính của bạn khởi động bình thường vào Windows hoặc có thể truy cập màn hình Login

1. Nhấn và giữ phím Shift sau đó truy cập Power => Restart.

2. Sau khi máy tính của bạn khởi động, chọn Troubleshoot => Advanced Options => Startup Settings.

3. Click chọn Restart.

4. Sau khi máy tính khởi động xong, nhấn phím F4 (hoặc phím 4) để khởi động Windows ở chế độ Safe Mode.

5. Lúc này máy tính Windows của bạn đang ở chế độ Safe Mode, tiến hành khởi động lại máy tính của bạn và kiểm tra xem Windows đã khởi động được hay chưa.

+ Trường hợp 2:

Nếu Windows không thể khởi động được (không thể truy cập màn hình Login):

1. Đầu tiên phải tạo ổ USB installation media (theo phiên bản Windows mà bạn sử dụng).

Bạn đọc có thể tham khảo thêm cách tạo ổ USB chứa bộ cài đặt Windows XP, 7, 8 và 10 tại đây.

2. Khởi động máy tính của bạn từ ổ USB Windows installation media.

3. Trên cửa sổ Language options, chọn Next.

4. Chọn Repair your computer.

5. Tiếp theo chọn Troubleshoot => Advanced Options => Command Prompt.

6. Lúc này trên cửa sổ Command Prompt, bạn nhập lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter:

bcdedit /set {default} bootmenupolicy legacy

Trên Windows 10/8.1/8

7. Nhập exit vào Command Prompt để đóng cửa sổ Command Prompt và khởi động lại máy tính của bạn.

8. Trong quá trình khởi động, nhấn phím F8 để truy cập menu Advanced Boot Options.

9. Sử dụng phím mũi tên xuống để chọn tùy chọn Safe Mode rồi nhấn Enter.

10. Lúc này máy tính Windows của bạn đang ở chế độ Safe Mode, tiến hành khởi động lại máy tính của bạn và kiểm tra xem Windows đã khởi động được hay chưa.

1. Tạo một ổ USB Windows installation media (theo phiên bản Windows mà bạn sử dụng).

2. Khởi động máy tính của bạn từ ổ USB Windows installation media.

3. Trên cửa sổ Language options, click chọn Next.

4. Chọn Repair your computer.

5. Mở Command Prompt bằng cách thực hiện theo các bước dưới đây:

- Trên Windows 7 hoặc Vista:

1. Nhấn Next trên cửa sổ tiếp theo.

Trên Windows 7 hoặc Vista

2. Chọn Command Prompt.

- Trên Windows 10/8.1/8:

Chọn Troubleshoot => Advanced Options => Command Prompt.

6. Trên cửa sổ Command Prompt, nhập regedit vào đó rồi nhấn Enter để mở Registry Editor.

Trên cửa sổ Command Prompt

7. Trên cửa sổ Registry Editor, bạn tìm key có tên HKEY_LOCAL_MACHINE.

Trên cửa sổ Registry Editor

8. Từ Menu File, chọn Load Hive.

Từ Menu File

9. Trên cửa sổ Load Hive, tìm và mở file hệ thống theo đường dẫn:

%System_Drive%\Windows\System32\config

Trên cửa sổ Load Hive

Lưu ý: %System_Drive% là ổ mà bạn cài đặt hệ điều hành Windows (chẳng hạn như C;\Windows\System32\config).

10. Nhập một key mới vào khung Key Name rồi nhấn OK.

Nhập một key mới vào khung Key Name

11. Tiếp theo điều hướng theo key (ở khung bên trái):

HKEY_LOCAL_MACHINE\\ControlSet001\services\msahci

Ví dụ như: HKEY_LOCAL_MACHINE\Repair\ControlSet001\services\msahci

12. Tiếp theo ở khung bên phải, kích đúp chuột vào value Start, sau đó nhập 0 vào khung Value Data.

Đối với khung bên trái

13. Thực hiện các bước tương tự và thiết lập value Start thành 0 cho 2 key dưới đây:

1. HKEY_LOCAL_MACHINE\\ControlSet001\services\pciide

2. HKEY_LOCAL_MACHINE\\ControlSet001\services\iaStorV

14. Sau khi hoàn tất thay đổi, chọn <key mới> tại mục HKEY_LOCAL_MACHINE (giả sử HKEY_LOCAL_MACHINE\Repair).

15. Từ Menu File, chọn Upload Hive.

Từ Menu File, chọn Upload Hive.

16. Đóng cửa sổ Registry Editor lại và khởi động lại máy tính của bạn.

Lưu ý:

Đảm bảo rằng SATA MODE được thiết lập là AHCI trên BIOS SETUP.

17. Khởi động lại máy tính Windows của bạn ở chế độ bình thường.

1. Tạo ổ USB Windows installation media theo phiên bản Windows mà bạn sử dụng.

2. Khởi động máy tính của bạn từ ổ USB Windows installation media.

3. Trên cửa sổ Language options, click chọn Next.

4. Chọn Repair your computer.

5. Restore máy tính của bạn về phiên bản trước:

- Trên Windows 7 hoặc Windows Vista:

1. Chọn Next.

2. Chọn System Restore.

3. Thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình để restore lại máy tính của bạn về phiên bản trước.

- Trên Windows 10/8.1/8:

1. Chọn Troubleshoot => Advanced Options => System Restore.

2. Thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình để restore lại máy tính của bạn về phiên bản trước.

5. Thực hiện cài mới Windows

Giải pháp cuối cùng để sửa lỗi là sử dụng ổ USB Windows installation media mà bạn đã tạo và thực hiện cài mới (clean install) Windows.

Chúc các bạn thành công!

Tác giả: Dương Huyền (Theo Repairwin)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập505
  • Máy chủ tìm kiếm50
  • Khách viếng thăm455
  • Hôm nay109,452
  • Tháng hiện tại4,074,352
  • Tổng lượt truy cập151,794,828
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây