Kinh khiếp cảnh quay gắp tăm bông bị kẹt trong tai

Thứ năm - 06/02/2020 22:25
(Dân trí) - Bác sĩ Neel Raithatha (Anh) công bố clip nội soi gắp một miếng tăm bông lớn bị kẹt trong tai bệnh nhân tới vài ngày.

Bệnh nhân giấu tên chỉ tìm đến sự giúp đỡ của y tế sau khi đã bị mất thính lực và đau tai dữ dội suốt 3 ngày.

Kinh khiếp cảnh quay gắp tăm bông bị kẹt trong tai

Tăm bông đã gây thủng màng nhĩ của bệnh nhân giấu tên.

BS Raithatha đã tìm thấy đầu tăm bông bị rời ra khỏi que sau 3 ngày nằm kẹt cứng trong tai bệnh nhân. Bác sĩ cho biết:

“Bệnh nhân đã cố gắng tự làm sạch tai bằng tăm bông. Họ nghĩ sức nghe của họ giảm là do ráy tai quá nhiều. Chúng tôi không khuyến khích sử dụng tăm bông vì nó có thể đẩy ráy tai đi vào sâu hơn trong tai. Miếng bông gòn đầu tăm bông đã chui vào khá sâu trong ống tai (ống tai ngoài) và tôi đã phải lấy kẹp để gắp ra. Quá trình này mất khoảng 1 phút và phải rất nhẹ nhàng vì miếng bông ở khá sâu”.

Gắp đầu bông tăm kẹt trong tai bệnh nhân

Vị chuyên gia về thính học cho biết ông đã từng gắp nắp bút, khuyên tai, miếng sáp, và vật thể nhựa từ ống tai các bệnh nhân.

Kinh khiếp cảnh quay gắp tăm bông bị kẹt trong tai - Ảnh minh hoạ 2

Khối tăm bông đã bịt kín toàn bộ ống tai

Kinh khiếp cảnh quay gắp tăm bông bị kẹt trong tai - Ảnh minh hoạ 3
Kinh khiếp cảnh quay gắp tăm bông bị kẹt trong tai - Ảnh minh hoạ 4

Bệnh nhân đã có thể nghe trở lại sau khi miếng bông tăm được lấy ra

Vào tháng 11/2019, viện Chăm sóc sức khỏe hoàn hảo quốc gia (Nice) đã nhấn mạnh rằng không nên dùng tăm bông để làm sạch tai. Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng về những tác dụng phụ nguy hiểm của bông tăm nhưng Nice nhấn mạnh rằng nguy hiểm tiềm ẩn là có.

Katherine Harrop-Griffiths, chuyên gia về vấn đề nghe - nhìn và là chủ tịch Hội đồng tư vấn, cho biết: “Lời khuyên chung được công nhận là đừng cho bất kỳ vật gì vào trong tai bởi tai có cơ chế tự làm sạch. Chỉ cần dùng ngón tay bọc vải mềm lau nhẹ vành và ống tai ngoài là đủ. Xịt nước chuyên dụng vào tai cũng là một cách làm sạch ráy tai an toàn”.

Cần nhớ, ráy tai chính là một trong những chất sáp bảo vệ tai khỏi vi trùng xâm nhập. Ráy tai chỉ nên được can thiệp khi quá nhiều, ống tai hẹp hoặc quá nhiều lông, đang đeo máy trợ thính hoặc quá nhiều tuổi…

Nhân Hà

Theo DM

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

 Từ khóa: công bố, bác sĩ, tăm bông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập474
  • Máy chủ tìm kiếm152
  • Khách viếng thăm322
  • Hôm nay88,273
  • Tháng hiện tại2,160,304
  • Tổng lượt truy cập154,195,908
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây