Ngân Sơn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 7 (khóa X)

Thứ năm - 16/08/2018 05:39
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết TW 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tuy còn gặp rất nhiều khó khăn song với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, Nghị quyết TW 7 đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngân Sơn.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết TW 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tuy còn gặp rất nhiều khó khăn song với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, Nghị quyết TW 7 đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngân Sơn.

Ngân Sơn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 7 (khóa X)
Một góc trung tâm xã Vân Tùng.

Sau 10 năm triển khai thực hiện nghị quyết, kinh tế - xã hội huyện Ngân Sơn có bước phát triển quan trọng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Về sản xuất nông nghiệp, huyện tập trung chỉ đạo phát triển theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với tiêu thụ bằng việc tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 17.028 tấn, lương thực bình quân đạt 590kg/người/năm; giá trị sản phẩm thu hoạch đất ruộng trồng trọt đạt 100 triệu đồng/ha, tăng lên 700ha; hệ số sử dụng đất nông nghiệp đạt 1,64 lần.

Đặc biệt, huyện đã quy hoạch vùng sản xuất những cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác như: Cây thuốc lá phát triển ở các xã phía Bắc với diện tích đạt 700ha, sản phẩm hằng năm được tiêu thụ ổn định, nông dân có thu nhập cao; lúa nếp thơm là cây đặc sản của địa phương được huyện quan tâm và khuyến khích nhân rộng, đến nay tăng diện tích lên 70ha. Hiện nay, sản phẩm gạo nếp thơm (Khẩu nua lếch) Ngân Sơn đã được cấp nhãn hiệu tập thể, trở thành hàng hóa có giá trị và nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường. Ngoài ra, một số cây trồng truyền thống có giá trị kinh tế cao như cây hồng không hạt, cây lê, đào, dẻ… cũng đang được nhân dân quan tâm phát triển, tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị trên thị trường, góp phần nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.

Ngân Sơn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 7 (khóa X) - Ảnh minh hoạ 2
Xã vùng cao Bằng Vân tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm được huyện chú trọng. Hiện tổng đàn trâu, bò của huyện là hơn 12.000 con, lợn trên 17.000 con; gia cầm trên 130.000 con. Phát triển lâm nghiệp trong 10 năm qua, Ngân Sơn đã trồng mới rừng tập trung đạt trên 7.987ha, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 66,4%. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển nông - lâm nghiệp, việc phát triển dịch vụ ở nông thôn, các hình thức tổ chức sản xuất thường xuyên được quan tâm, đến nay toàn huyện có 9 hợp tác xã và 11 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy lợi; 117 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 24 đại lý vật tư nông nghiệp đủ điều kiện cung ứng giống, vật tư nông nghiệp cho nhân dân và trên 80% diện tích sản xuất nông nghiệp hằng năm đã được cơ giới hóa...

Trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện Ngân Sơn đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn, thông qua đó kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, đổi mới. Hiện nay, huyện có 826 công trình thủy lợi, trong đó có 396 được xây dựng kiên cố, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho gần 73% diện tích đất ruộng; hệ thống giao thông nông thôn được xây dựng và sửa chữa, nâng cấp 77 công trình, qua đó góp phần tăng 134/174 thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm thôn. Đến nay, huyện có 7/10 xã đạt 5-9 tiêu chí nông thôn mới; 3/10 xã đạt 10-14 tiêu chí; 1 xã đạt 13/ 19 tiêu chí; bình quân mỗi xã đạt 8 tiêu chí.

Trong 10 năm qua, công tác giảm nghèo được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, đời sống người dân ngày một nâng cao về mọi mặt. Năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 34,27%, đến năm 2015 giảm xuống còn 17,2%. Đến 2017 thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 42,37%, giảm 3,79% so năm 2016. Công tác giáo dục có chuyển biến ở tất cả các cấp học. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai đồng bộ, hiệu quả, toàn huyện có 11 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" được triển khai thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng quy định; tỷ lệ lao động nông thôn thường xuyên có việc làm khoảng 85,1%, qua đó góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

Với những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, huyện Ngân Sơn tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển các ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; xác định việc nâng cao thu nhập cho người dân là tiền đề để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu khác của Nghị quyết.../.

Tác giả: Lý Dũng

Nguồn tin: http://baobackan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập386
  • Máy chủ tìm kiếm106
  • Khách viếng thăm280
  • Hôm nay129,051
  • Tháng hiện tại3,315,975
  • Tổng lượt truy cập155,351,579
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây