HOICHOTHUONGMAI

Bài 2: Lan tỏa mô hình "Dân vận khéo"

Thứ sáu - 21/08/2020 15:25
Nếu như năm 2018, trên địa bàn huyện Chợ Đồn có 157 tập thể, cá nhân đăng ký mô hình "Dân vận khéo" thì sang năm 2019 con số đó đã tăng lên 309 mô hình. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng các mô hình cũng được nâng lên.

Nếu như năm 2018, trên địa bàn huyện Chợ Đồn có 157 tập thể, cá nhân đăng ký mô hình “Dân vận khéo” thì sang năm 2019 con số đó đã tăng lên 309 mô hình. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng các mô hình cũng được nâng lên.

Bài 2: Lan tỏa mô hình
Mô hình “Vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thị trấn Bằng Lũng thực hiện thu gom phế liệu" đã và đang tiếp tục được nhân rộng.

 

Nghĩa Tá là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp. Nhận thấy điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây dưa hấu, từ những năm 2012, một số hộ dân đã đưa cây dưa hấu vào trồng với diện tích nhỏ. Sau khi được triển khai mô hình “Dân vận khéo”, Hội Nông dân xã Nghĩa Tá đã mạnh dạn triển khai mô hình “Tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng dưa các loại + lúa cho thu nhập cao”. Năm 2017, xã bắt đầu vận động hội viên trồng được hơn 4ha với 80 hộ tham gia. Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn cùng với việc tận dụng các lớp tập huấn để chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp bà con làm chủ việc chăm sóc cây dưa hấu. Năm 2018, Hội đã vận động được 136 hộ tham gia trồng dưa. Mô hình “Tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng dưa các loại + lúa cho thu nhập cao” được Ban Dân vận Huyện ủy công nhận là mô hình “Dân vận khéo”. Năm 2019, tổng số hộ dân tham gia mô hình đã là 182 hộ. Theo tính toán của bà con, năng suất cây dưa đạt khoảng 200 tạ/ha, giá trung bình 5.000 đồng/kg. Một số hộ trồng được dưa trái vụ có giá trung bình 10.000 đồng/kg. Như vậy, so với trồng các loại cây trồng khác, trồng dưa mang lại thu nhập ổn định cho bà con nhân dân…

Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn- Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Tá cho biết: "Hội Nông dân xã đã làm tốt vai trò của mình, vận động, tập hợp được hội viên tham gia vào mô hình. Hiện nay mô hình vẫn đang tiếp tục được nhân rộng. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ bà con nhân dân về kỹ thuật cũng như đầu ra cho sản phẩm"…

Còn tại thị trấn Bằng Lũng, hình ảnh các chị em phụ nữ thu gom phế liệu đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Cứ đến cuối quý, phụ nữ ở Chi hội tổ 3 lại đem phế liệu đã thu gom được đến nộp, sau đó cùng nhau phân loại để bán cho thương lái. Số tiền này sẽ nộp vào quỹ do Hội LHPN thị trấn quản lý để hỗ trợ hội viên thoát nghèo. Mô hình được triển khai từ cuối năm 2018, bắt đầu cân, bán phế liệu từ năm 2019. Ban đầu cân phế liệu tập trung tại UBND thị trấn Bằng Lũng, sau đó để thuận lợi cho các chi hội, mỗi đơn vị sẽ tự cân phế liệu theo thời gian quy định và nộp tiền về quỹ chung của Hội. Trong 2 năm, tổng quỹ thu được từ mô hình là hơn 5 triệu đồng, hiện đã hỗ trợ 2 hộ hội viên xây dựng 2 nhà vệ sinh, mỗi hộ 1 triệu đồng.

Nếu như trước đây chưa có mô hình thu gom phế liệu, những phế thải này cũng chỉ vứt đi, gây ô nhiễm môi trường. Từ khi triển khai mô hình, các chị em có ý thức hơn, sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, có thể tái sử dụng. Rác thải được thu gom đúng nơi quy định, chai lọ được gom lại để bán phế liệu. Khi có các chương trình, lễ hội, lúc tụ họp đông người chị em cũng có ý thức thu gom phế liệu mang về bán gây quỹ.

Mô hình “Vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thị trấn Bằng Lũng thực hiện thu gom phế liệu" vẫn đang tiếp tục được duy trì và nhân rộng trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng. Qua đó nâng cao ý thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ trong việc thu gom, phân loại rác thải của gia đình. Từ mô hình này cũng sẽ giúp đỡ được nhiều gia đình hội viên có thêm động lực vươn lên thoát nghèo, cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng thị trấn Bằng Lũng xanh, sạch, đẹp và tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.

Có thể nói phong trào “Dân vận khéo” ở Chợ Đồn đã và đang tạo được sức lan tỏa, nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng trong xây dựng nông thôn mới đã có 134 mô hình; trong lĩnh vực kinh tế có 40 mô hình; lĩnh vực văn hóa - xã hội có 63 mô hình, trong thực hiện cải cách hành chính, xây dựng cơ quan, công sở có 20 mô hình; 30 mô hình xây dựng tổ chức mặt trận, đoàn thể vững mạnh, nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên… Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng các mô hình cũng được nâng lên, mang lại hiệu quả thực tiễn. Năm 2018, huyện đã tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng đối với 31 tập thể, cá nhân được công nhận và 10 tập thể, cá nhân điển hình. Năm 2019, công nhận 64 mô hình “Dân vận khéo” cấp huyện, trong đó xét, công nhận 16 mô hình điển hình “Dân vận khéo”.

Phong trào Dân vận khéo đang gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, mang lại những động lực mới, phát huy mọi nguồn lực của xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện cuộc sống người dân. Đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc huy động sự tham gia tích cực của Nhân dân trong việc đóng góp kinh phí, hiến đất, sức lao động, xây dựng nông thôn mới… nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng mô hình “Dân vận khéo” gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng đạo đức công vụ, tăng cường tiếp dân, đối thoại, giải quyết những vấn đề bức xúc, phức tạp trong dân…/.

Tác giả: (Còn nữa)

Nguồn tin: http://baobackan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập502
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm94
  • Khách viếng thăm407
  • Hôm nay89,490
  • Tháng hiện tại3,947,597
  • Tổng lượt truy cập151,668,073
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây