Bình yên trên rẻo đất vùng cao biên giới

Thứ bảy - 27/10/2018 13:47
Tuy còn nhiều thiếu thốn là vậy nhưng vượt qua tất cả, người dân trong xã cần cù, đoàn kết, bám đất, bám bản, cùng nhau phát triển...


Tuy còn nhiều thiếu thốn là vậy nhưng vượt qua tất cả, người dân trong xã cần cù, đoàn kết, bám đất, bám bản, cùng nhau phát triển kinh tế, giữ gìn ANTT.

Vượt qua quãng đường đất dài 11km với nhiều đoạn trơn, trượt trong khoảng thời gian gần 2 giờ đồng hồ di chuyển bằng xe máy từ trung tâm xã, chúng tôi có mặt tại thôn Nậm Nịch. Đây là thôn giáp biên giới và xa nhất của xã Thanh Đức. Thôn có 52 hộ với 281 khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Dao, phát triển kinh tế từ ruộng nương và chế biến chè, thảo quả.

Cuộc sống của người dân đã khá hơn rất nhiều từ khi có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, sự học của con em trong thôn vẫn còn rất gian nan. Thôn có 1 điểm trường dành cho lứa tuổi mẫu giáo và mầm non, còn những học sinh từ lớp 1 trở lên phải xa gia đình, làng bản theo học nội trú tại trường ở trung tâm xã. Như đã thành quen, mỗi sáng thứ 2 hàng tuần, các gia đình chở con đi ra trường trung tâm từ lúc tờ mờ sáng, đến chiều thứ 6 lại đón về đoàn tụ cùng gia đình…

Chứng kiến sự nhọc nhằn, vất vả trong việc đi lại và học tập của các cháu, chúng tôi mới hiểu phần nào sự kiên cường bám đất, bám bản của người dân vùng biên này.

Bình yên trên rẻo đất vùng cao biên giới
Tổ tự quản về ANTT “Biên giới bình yên” thôn Nậm Nịch, xã Thanh Đức họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

Khó khăn trong cuộc sống là vậy nhưng người dân ở thôn Nậm Nịch rất đoàn kết, chấp hành nghiêm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của địa phương, cùng nhau xây dựng và bảo vệ đường biên, mốc giới. Tháng 8 năm 2015, mô hình tự quản về an ninh trật tự của thôn có tên “Biên giới bình yên” được thành lập. Từ đó đến nay, mô hình này được duy trì hoạt động thường xuyên và hiệu quả.

Chúng tôi có mặt tại đây đúng dịp Tổ tự quản về ANTT của thôn đang tổ chức cuộc họp định kỳ hàng tháng. Hiện nay, Tổ tự quản gồm 5 thành viên là trưởng thôn, cựu chiến binh, Ban công tác mặt trận, Đoàn thanh niên và người có uy tín trong quần chúng nhân dân.

Hằng tháng, Tổ trưởng Tổ tự quản tổ chức cuộc họp, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, nhờ đó, những nội dung, chương trình, các văn bản mới đều được các thành viên cập nhật và nắm bắt kịp thời để vận dụng vào thực tế trên địa bàn.

Chia sẻ với chúng tôi về mô hình “Biên giới bình yên”, ông Trần Văn Liền, Trưởng thôn Nậm Nịch, Tổ trưởng Tổ tự quản cho biết: Được sự tín nhiệm của cấp ủy chính quyền xã và sự tin tưởng của bà con trong thôn, các thành viên trong Tổ tự quản luôn chủ động nắm tình hình về ANTT, phát hiện, ngăn chặn các vụ việc liên quan đến mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ trong thôn, các vụ việc và các hành vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu tội phạm xảy ra tại thôn.

Từ đó kịp thời phản ánh sự việc lên cấp trên chỉ đạo, giải quyết, không để vụ việc kéo dài. Bên cạnh đó, Tổ tự quản còn thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các quy định khác của địa phương.

Qua đó giúp bà con nâng cao ý thức, tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh và tố giác tội phạm; tham gia xây dựng hộ gia đình và khu dân cư an toàn về ANTT, không có tội phạm và tệ nạn xã hội, phối hợp với lực lượng Biên phòng tham gia tuần tra, bảo vệ bình yên mốc giới.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các thành viên của Tổ tự quản thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của Luật Cư trú, quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh có điều kiện về ANTT, làm tốt công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Tham gia giữ gìn ANTT, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn... “Đường xá đi lại khó khăn nên công tác tuyên truyền đến với người dân còn nhiều hạn chế, nhất là việc truyền tải những thông tin chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương đến với mọi người dân nhiều lúc chưa được kịp thời. Tuy nhiên, với trách nhiệm và vì bình yên bản làng, các thành viên trong tổ luôn cố gắng để bà con trong thôn nắm bắt sớm nhất những vấn đề có liên quan...” - ông Trần Văn Liền trăn trở.

 Sau khi mô hình đi vào hoạt động, những việc làm của Tổ tự quản được cấp ủy chính quyền địa phương và Công an phụ trách xã đánh giá cao, nhất là sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong thôn.

Thượng úy Nguyễn Hữu Tuân, cán bộ Công an huyện Vị Xuyên, phụ trách xã Thanh Đức cho biết: Với đặc thù của địa bàn, cấp ủy chính quyền xã luôn quan tâm đến công tác đảm bảo ANTT, mọi vụ việc liên quan đều được giải quyết dứt điểm, thỏa đáng ngay từ cơ sở, không để xảy ra sự việc phức tạp.

Tổ tự quản “Biên giới bình yên” của thôn Nậm Nịch sau những bỡ ngỡ ban đầu giờ đã hoạt động hiệu quả, phát huy được vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên và đây là tiền đề để xã áp dụng thực hiện ở các thôn bản còn lại...

Tác giả: N.Lân – L.Nguyễn

Nguồn tin: http://cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập492
  • Máy chủ tìm kiếm99
  • Khách viếng thăm393
  • Hôm nay118,966
  • Tháng hiện tại3,305,890
  • Tổng lượt truy cập155,341,494
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây