HOICHOTHUONGMAI

Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân

Thứ hai - 02/10/2017 22:30
 
LĨNH VỰC:           Tố cáo
TÊN THỦ TỤC: Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân
CĂN CỨ
PHÁP LÝ
1. Luật Tố cáo (Luật số 25/2018/QH14, ngày 12/6/2018).
2. Nghị định số 31/2019/NĐ-CP, ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.
3. Nghị định số 22/2019/NĐ-CP, ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
4. Thông tư số 85/2020/TT-BCA, ngày 03/8/2020 của Bộ Công an quy định việc xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.        
5. Thông tư số 12/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
6. Thông tư số 54/2017/TT-BCA, ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân
ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG:
Cá nhân, tổ chức
HỒ SƠ CẦN THIẾT: - Đơn tố cáo hoặc biên bản ghi nội dung tố cáo.
- Các tài liệu khác liên quan đến nội dung tố cáo kèm theo (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
QUY TRÌNH: Người tố cáo viết đơn phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ hoặc đến trình bày trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền, trường hợp này người tiếp nhận nội dung tố cáo phải ghi thành văn bản để người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ và nộp thêm các tài liệu liên quan (nếu có).
1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc; trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
- Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và đã được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý. 
- Sau khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22, Luật Tố cáo thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.
- Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 25, Luật Tố cáo có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.           
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
2. Lập hồ sơ giải quyết tố cáo và nhật ký Tổ xác minh.
3. Lập kế hoạch xác minh nội dung tố cáo.
4. Công bố quyết định thụ lý giải quyết tố cáo hoặc quyết định xác minh nội dung tố cáo.
5. Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo.
6. Tiến hành xác minh: Làm việc với người tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan để thu thập thông tin tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo.
7. Báo cáo kết quả xác minh và kết luận nội dung tố cáo: Tổ xác minh làm việc riêng với người tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo để thông báo từng nội dung tố cáo và kết quả xác minh để họ nêu ý kiến của mình. Nếu người tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo chưa nhất trí thì yêu cầu nêu rõ lý do và cung cấp tài liệu chứng cứ để chứng minh; nếu không cung cấp được tài liệu gì mới thì Tổ xác minh kết luận theo tài liệu đã xác minh và chịu trách nhiệm về kết luận của mình.
8. Hoàn chỉnh báo cáo kết quả xác minh
9. Kết luận nội dung tố cáo, thông báo kết luận nội dung tố cáo
10. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo:
Ngay sau khi có kết luận nội dung tố cáo, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo quy định tại Điều 19, Thông tư số 12/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an.
11. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo.
- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai Kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử lý hành vi vi phạm hành chính trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP, ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong CAND.
- Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thì người giải quyết tố cáo thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo, trừ những thông tin thuộc bí mật Nhà nước. Việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
+ Gửi kết luận nội dung tố cáo, quyết định, văn bản xử lý tố cáo cho người tố cáo nếu kết luận, quyết định, văn bản đó không có nội dung, thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bí mật của Ngành Công an.
 + Gửi văn bản thông báo tóm tắt kết quả giải quyết tố cáo theo nội dung tố cáo cho người tố cáo biết, không đưa những nội dung, thông tin tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, bí mật của Ngành Công an vào văn bản thông báo.
12. Kết thúc việc giải quyết tố cáo.
 Cách thức thực hiệnTrực tiếp tại trụ sở cơ quan Công an các cấp.
LỆ PHÍ:  
THỜI GIAN:  Thời hạn giải quyết tố cáo: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
KẾT QUẢ:  Kết luận nội dung tố cáo
ĐỊA ĐIỂM
TIẾP NHẬN:
 Tại trụ sở cơ quan Công an các cấp.Thời gian tiếp nhận trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần (trừ ngày nghỉ lễ tết)
BIỂU MẪU
ĐÍNH KÈM:
 Tải về
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây