Lệnh PING trên máy tính là gì? Nó hoạt động như thế nào?

Thứ tư - 29/03/2017 02:11
Trong bài viết dưới đây, mời các bạn tìm hiểu vài ví dụ đơn giản về lệnh PING trên Windows nhé!
@media (min-width:1024px){ #adsarticletop.adbox{margin:0 20px 10px 0;width:336px;height:280px; float:left} } @media (max-width:480px){ #adsarticletop.adbox{height:100px; float:none} }

Trên thực tế, khi lắp mạng các bạn thường thấy nhân viên kỹ thuật thực hiện 1 lệnh ping trên máy tính:

  • ping 192.168.1.1 -t

Trong đó 192.168.1.1 là địa chỉ IP của router, modem. Vậy lệnh Ping ở đây có nghĩa là gì?

Theo lý thuyết, PING ở đây là Packet Internet Grouper, là lệnh - cmd cực kỳ phổ biến để kiểm tra 2 thiết bị trong mạng nào đó có kết nối, hay đơn giản là có thông với nhau hay không. Ví dụ:

  • Để kiểm tra 2 máy tính A và B có thể kết nối được với nhau hay không thì trên máy tính B ta gõ lệnh: Ping <địa chỉ IP của máy tính A> -t hoặc ngược lại, nếu kết quả trả về có tín hiệu, có time reply thì có nghĩa là 2 máy tính hoàn toàn có thể thông với nhau, kết nối với nhau được. Còn nếu kết quả là Request time out thì có nghĩa là kết nối bị chặn ở đâu đó

Lệnh PING trên máy tính là gì? Nó hoạt động như thế nào?

Ví dụ về lệnh ping giữa 2 máy, 2 thiết bị thông nhau, có thể kết nối được với nhau

Xem thêm:

  • Thoát khỏi ác mộng chơi game PING cao với phần mêm WTFast.
  • Một số thao tác cơ bản để khắc phục hiện tượng PING cao khi chơi game.

Đa số các phiên bản hệ điều hành của Windows và Linux đều có hỗ trợ lệnh PING này. Vậy cụ thể lệnh PING ở đây hoạt động như thế nào? Các bạn có thể hình dung nó đơn giản như sau:

  • Bước 1: máy tính hoặc thiết bị A sẽ gửi đi 1 tín hiệu, 1 gói tin - packet đến địa chỉ IP của máy tính, thiết bị B.
  • Bước 2: bên B có nhận được tín hiệu, gói tin - packet từ phía A hay không?
  • Bước 3: phản hồi từ B trả về cho A và hiển thị thành kết quả của lệnh PING (như ảnh ví dụ trên).

Trong cấu trúc lệnh PING thì bạn có thể thay phần địa chỉ IP thành domain (ví dụ ping google.com), tên máy tính (ping computerA)... đều được. Ở chế độ mặc định (ví dụ ping google.com, không có tham số -t đằng sau), bạn có thể thấy rằng lệnh PING sẽ gửi đi 4 packet, đơn vị thời gian ở đây là ms - milisecond, miligiây, kích thước, dung lượng gói tin ở đây là 32 byte. quãng thời gian gói tin chạy đi và quay về - TTL là 1 con số nào đó, số này càng nhỏ thì tốc độ truyền gói tin càng nhanh. Còn nếu dùng thêm tham số -t đằng sau (ví dụ ping google.com -t) thì lệnh ping sẽ liên tục gửi gói tin từ A đến B, chỉ dừng lại khi bạn đóng cửa sổ cmd lại hoặc dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + C.

Chúc các bạn thành công!

Tác giả: Tuấn Anh

Nguồn tin: http://quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập476
  • Máy chủ tìm kiếm102
  • Khách viếng thăm374
  • Hôm nay119,396
  • Tháng hiện tại3,306,320
  • Tổng lượt truy cập155,341,924
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây