Điều gì khiến UNESCO khuyến nghị tháo dỡ phim trường “Kong”?

Thứ sáu - 20/09/2019 09:07
(Dân trí) - Đại diện Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết việc tháo dỡ phim trường “Kong” ở Tràng An được thực hiện theo khuyến nghị của UNESCO. Vậy điều gì khiến UNESCO đưa ra khuyến nghị này? >>

Ngày 18/9, Công ty TNHH ĐT TM DV Tràng An (Ninh Bình) đã có thông báo số về việc sẽ tháo dỡ phim trường “Kong: Skull Island”. Phim trường nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An, thuộc địa phận huyện Hoa Lư (Ninh Bình).

Theo đó, lí do mà công ty này quyết định tháo dỡ phim trường là để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Khu du lịch sinh thái Tràng An nói riêng cũng như Quần thể danh thắng Tràng An nói chung.

Điều gì khiến UNESCO khuyến nghị tháo dỡ phim trường “Kong”?

Phim trường "Kong" nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An.

“Ngày 20/9/2019, BQL KDL sinh thái Tràng An sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ tháo dỡ phim trường Kong (Kong - Skull Island) thuộc Quẩn thể danh thắng Tràng An”, thông báo này nêu rõ.

Đại diện Sở Du lịch Ninh Bình, cho biết việc tháo dỡ phim trường “Kong: Skull Island” là thực hiện theo khuyến nghị của UNESCO, về việc phải tháo dỡ những công trình có thể làm ảnh hưởng đến di sản.

Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng ban Văn hoá - VP UNESCO tại Hà Nội cho biết, UNESCO đã có khuyến nghị về việc này từ hồi tháng 6/2019. Và việc tháo dỡ phim trường ở thời điểm này là phù hợp, không quá muộn.

“Theo đúng tinh thần thì đối với các di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới thì phải thông tin làm sao để người ta hiểu được một cách đầy đủ những giá trị nổi bật toàn cầu, những giá trị toàn cầu mà chính Ninh Bình đưa vào trong hồ sơ khi đệ trình lên UNESCO.

Trước đây, cách nhận thức vấn đề của chúng ta về khuyến nghị của UNESCO hơi khó hiểu một chút. Tất cả những sáng tạo về văn hoá đối với phim trường “Kong: Skull Island” là UNESCO không ngăn cản hoặc phản đối gì cả.

Điều gì khiến UNESCO khuyến nghị tháo dỡ phim trường “Kong”? - Ảnh minh hoạ 2

Sản phẩm du lịch này gắn với bối cảnh quay bộ phim "Kong: Skull Island".

Vấn đề ở đây là đưa những nội dung của giải trí lên thành một thành tố của di sản và thiếu sự diễn giải để thông tin một cách đầy đủ dẫn đến nguy cơ người ta hiểu nhầm cái phim trường đó là một phần giá trị của di sản. Đó là vấn đề mà UNESCO lưu ý mình. Bản thân phim trường đó không có vấn đề.

Nếu mình dịch phim trường đó ra một địa điểm khác hoặc trong quá trình làm chúng ta tham vấn một cách cẩn thận hơn. Ở đây là cách làm chưa ổn nên dễ khiến người dân có thể hiểu sai vấn đề. Đó chính là lí do cần phải tháo dỡ phim trường. Họ vẫn có thể làm lại nhưng có sự tham vấn cẩn thận hơn và thông tin đầy đủ hơn để tránh hiểu lầm”, bà Phạm Thị Thanh Hường chia sẻ.

Khuyến nghị của UNESCO liên quan đến phim trường “Kong: Skull Island” cũng ghi rõ: “Ghi nhận rằng bản sao của phim trường tạm sẽ được tháo dỡ và yêu cầu Quốc gia Thành viên đảm bảo rằng bất kỳ hoạt động quảng bá và marketing di sản nào trong phạm vi di sản phải nhất quán với việc diễn giải giá trị nổi bật toàn cầu của di sản”.

Phim trường “Kong” trong phim Kong - Skull Island (Kong: Đảo đầu lâu) có làng thổ dân được phục dựng nguyên mẫu theo bộ phim, nằm trong Khu du lịch Tràng An thuộc Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), mở cửa cho du khách đến tham quan miễn phí vào tháng 4/2017.

Điều gì khiến UNESCO khuyến nghị tháo dỡ phim trường “Kong”? - Ảnh minh hoạ 3

Các nhân vật đóng thổ dân chính là người dân địa phương.

Tại làng thổ dân này có khoảng 40 túp lều hình chóp nhọn như nhà của Thổ dân châu Phi, cùng nhiều thuyền gỗ dài giống như thuyền mà thổ dân hay sử dụng. Bên cạnh đó còn có nhiều dụng cụ trong đời sống, sinh hoạt, các giá băng tre của thổ dân rất giống đồ dùng của người dân vùng biển dùng để treo và phơi cá… 

Phim trường “Kong” những năm qua đã thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan, để được chiêm ngắm làng thổ dân nguyên mẫu trong bộ phim bom tấn của Mỹ được bấm máy vào năm 2016, với nhiều cảnh quay tại các danh thắng của Việt Nam như: Tràng An, Vân Long, Tam Cốc (Ninh Bình); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Phong Nha (Quảng Bình).

Hà Tùng Long

Ảnh: Thanh Bình

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập545
  • Máy chủ tìm kiếm114
  • Khách viếng thăm431
  • Hôm nay57,672
  • Tháng hiện tại3,244,596
  • Tổng lượt truy cập155,280,200
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây