Chiếc quần tất đã từng là biểu tượng của nữ quyền như thế nào?

Thứ ba - 19/11/2019 11:07
(Dân trí) - Khi bước vào tiết trời se lạnh, nhiều phụ nữ bắt đầu chọn cho mình những chiếc quần tất phù hợp với màu da để cảm thấy ấm áp, dễ chịu hơn khi mặc váy, bởi đây cũng là lúc mà thời tiết khiến việc mặc những chiếc váy cần thêm một chút ấm áp dành cho đôi chân.

Nhưng ít chị em phụ nữ biết rằng những chiếc quần tất dùng khi tiết trời trở lạnh đã từng là một biểu tượng của sự tự do dành cho nữ giới, không chỉ đơn thuần là một món đồ mỏng nhẹ, nữ tính trong tủ đồ.

Những chiếc quần tất xuất hiện lần đầu hồi năm 1959 bởi một người đàn ông làm việc trong lĩnh vực dệt may tại Mỹ - ông Allen E. Gant. Ý tưởng này tới với ông trong một đêm đi tàu điện cùng với người vợ đang mang bầu - bà Ethel Boone Gant.

Chiếc quần tất đã từng là biểu tượng của nữ quyền như thế nào?

Hai người họ đang trở về nhà sau khi đi dự tiệc. Bà Gant nói với chồng rằng đây sẽ là buổi ra ngoài tiệc tùng cuối cùng của bà trước khi sinh con bởi việc phải xoay xở với các loại tất chân và đồ mặc trong theo đúng chuẩn mực của phụ nữ thời bấy giờ, khiến bà phải thao tác rất chật vật và cảm thấy không thoải mái.

Khi họ trở về nhà, ông Gant đã suy nghĩ về điều này và ông bảo vợ thử khâu một chiếc quần nhỏ với hai chiếc tất dài xem việc sử dụng có khiến bà cảm thấy dễ chịu, thuận tiện hơn không. Bà Gant làm theo và cảm thấy khá ổn, vì vậy, ông Gant đưa ý tưởng này ra với công ty may mặc nơi ông làm việc, họ tìm ra một cách phù hợp để thực hiện chiếc quần tất thuận tiện dành cho phụ nữ.

Thoạt tiên công nghệ thực hiện quần tất vẫn còn trong giai đoạn “mò mẫm”, những chiếc quần tất có độ co giãn quá lớn đến mức nếu kéo căng ra, phụ nữ có thể... chui cả người vào. Ngay lập tức, người ta phải điều chỉnh lại công nghệ để làm sao độ co giãn nằm ở mức vừa phải, quần tất phải có độ ôm sát và sẽ dừng lại ở đúng vòng eo phụ nữ.

Chiếc quần tất đã từng là biểu tượng của nữ quyền như thế nào? - Ảnh minh hoạ 2

Hơn thế, thói quen thời trang của phụ nữ thoạt tiên cũng khiến họ cảm thấy những chiếc quần tất là không cần thiết, thậm chí là thiết kế buồn cười, họ đã quá quen với những chiếc quần tất kéo cao tới đùi, đi kèm với đó là những món đồ nằm ở vòng eo, những dây kéo tất để giúp tất không bị xô lệch.

Qua những lần cải tiến cách thức thực hiện, những chiếc quần tất dần chứng tỏ sự thuận tiện, thoải mái vượt trội, đặc biệt khi những chiếc váy ngắn trở thành mốt hồi giữa thập niên 1960, lúc này, những chiếc quần tất ôm sát trở thành món đồ bắt buộc phải có của nữ giới trẻ tuổi.

Các ngôi sao nữ thời ấy cũng thường kết hợp váy ngắn với quần tất duyên dáng khiến nữ giới càng đổ xô đi mua quần tất để tự tin diện váy ngắn gợi cảm mà vẫn có phần kín đáo, tế nhị. Lúc này, những đôi tất kéo cao tới đùi bỗng trở nên không còn phù hợp với những chiếc váy ngắn.

Trước khi váy ngắn ra đời, phụ nữ thường sử dụng những bộ đồ mặc trong rất cầu kỳ phức tạp, trong đó có đôi tất mỏng kéo cao tới đùi và những món đồ nai nịt ở vòng eo với những dây kéo chạy dài xuống đùi để giữ mép tất, khiến đôi tất khỏi xô lệch trong quá trình mặc.

Chiếc quần tất đã từng là biểu tượng của nữ quyền như thế nào? - Ảnh minh hoạ 3

Đối với giới nghiên cứu thời trang, sự ra đời của váy ngắn, của quần tất là một biểu tượng của sự tự do, trẻ trung, phóng khoáng đối với phụ nữ trong lĩnh vực mốt.

Những chiếc quần tất không chỉ thuận tiện hơn và còn cho thấy một diện mạo khác hẳn của những phụ nữ trẻ trong thập niên 1960. Phụ nữ trẻ thập niên 1950 ăn vận không khác gì nhiều so với thế hệ những người mẹ của họ, nhưng phụ nữ trẻ thập niên 1960 diện những phục trang rất mới mẻ, thuộc riêng về thế hệ của họ.

Thời kỳ này bắt đầu xuất hiện những tư tưởng cách tân, phụ nữ không còn muốn sớm lấy chồng và sinh con, họ bắt đầu tham gia vào những hoạt động xã hội để có cơ hội rộng mở hơn trong các lĩnh vực việc làm.

Chiếc quần tất đã từng là biểu tượng của nữ quyền như thế nào? - Ảnh minh hoạ 4

Ngay thời trang cũng cho thấy phụ nữ trẻ thích sự tự do, phóng khoáng và muốn vui đùa nhiều hơn với vẻ đẹp diện mạo của mình, họ muốn kéo dài thanh xuân tự do của mình hơn, khoảng cách thời gian từ một cô gái trẻ trung tới một phụ nữ có gia đình được giãn ra lâu hơn.

Chính thập niên 1960 này bắt đầu xuất hiện thuật ngữ “khoảng cách thế hệ”, khi sự khác biệt giữa các thế hệ dần trở nên rõ nét, và sự thay đổi về phong cách thời trang là một trong những điều làm nên sự khác biệt ấy.

Bích Ngọc

Theo Time/Vogue

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập573
  • Máy chủ tìm kiếm208
  • Khách viếng thăm365
  • Hôm nay75,078
  • Tháng hiện tại2,147,109
  • Tổng lượt truy cập154,182,713
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây