Cây thị 900 năm tuổi bên bến Bạch Đằng Giang được công nhận Cây Di sản

Chủ nhật - 03/11/2019 18:24
(Dân trí) - Ngày 2/11, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây thị và cây gạo trong khuôn viên chùa Đống Phúc (Quảng Yên, Quảng Ninh).

Theo đó, cây thị có tuổi đời hơn 900 năm ở chùa Đống Phúc gắn liền với bến Bạch Đằng Giang, nơi nghĩa quân của danh tướng Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng lần thứ 3.

Đây là một trong những “vật chứng sống” gắn liền lịch sử vùng đất này, di tích chùa Đống Phúc và di tích quốc gia Bạch Đằng Giang.

Cây thị 900 năm tuổi bên bến Bạch Đằng Giang được công nhận Cây Di sản
Cây thị 900 năm tuổi bên bến Bạch Đằng Giang được công nhận Cây Di sản - Ảnh minh hoạ 2

Thượng tọa Thích Thanh Lịch cùng đại diện chính quyền nhận bằng chứng nhận Cây Di sản đối với cây thị và cây gạo trong khuôn viên chùa Đống Phúc.

Thượng tọa Thích Thanh Lịch, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Trụ trì chùa Đống Phúc cho biết, việc cây thị và cây gạo trong khuôn viên chùa được công nhận Cây Di sản là niềm tự hào chung của nhân dân trong vùng, cũng là sự động viên lớn đối với tăng ni Phật tử của chùa. Sự công nhận này sẽ góp phần bảo vệ cây quý, khơi dậy tinh thần bảo vệ môi trường, giáo dục truyền thống yêu nước, bảo vệ các di sản của cha ông.

Cây thị 900 năm tuổi bên bến Bạch Đằng Giang được công nhận Cây Di sản - Ảnh minh hoạ 3
Cây thị 900 năm tuổi bên bến Bạch Đằng Giang được công nhận Cây Di sản - Ảnh minh hoạ 4
Cây thị 900 năm tuổi bên bến Bạch Đằng Giang được công nhận Cây Di sản - Ảnh minh hoạ 5

Cận cảnh cây thị có tuổi đời 900 năm vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Theo Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh thì cây thị rất có ý nghĩa. Gỗ thị là loại gỗ duy nhất được người xưa dùng để khắc ván in kinh Phật vì không bị mối mọt, nứt nẻ, co giãn và có độ bền cao... Đây được xem là một loại gỗ quý của nhà chùa.

“Cây gạo của chùa Đống Phúc có lịch sử hơn 400 năm, là cây hồn quê của dân tộc mình. Tâm hồn người Việt gắn với cây gạo, biểu tượng cho sự phồn thịnh, sung túc, no ấm của người Việt. Người Việt mong cầu cuộc sống có sự no đủ về thực phẩm lúa gạo, cây gạo gắn với biểu tượng no ấm, bền vững của người dân Việt Nam...

Cây thị 900 năm tuổi bên bến Bạch Đằng Giang được công nhận Cây Di sản - Ảnh minh hoạ 6
Cây thị 900 năm tuổi bên bến Bạch Đằng Giang được công nhận Cây Di sản - Ảnh minh hoạ 7
Cây thị 900 năm tuổi bên bến Bạch Đằng Giang được công nhận Cây Di sản - Ảnh minh hoạ 8

Cây gạo có tuổi đời 400 năm với hình thế độc đáo tạo nên vẻ đẹp riêng có cho chùa Đống Phúc.

Đây là di sản sống, là minh chứng cho lịch sử hùng hồn và lâu đời của vùng đất Quảng Yên lịch sử, càng có ý nghĩa hơn khi giữ được lịch sử, giữ được nét hồn quê. Những cây cổ thụ này là hồn cốt của các di tích, mà hiện nay đôi khi bị nhiều người bỏ quên”, Thượng toạ Thích Đạo Hiển cho biết.

Có mặt tại lễ trao bằng, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam), Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản khẳng định, trải qua bao thăng trầm của lịch sử mà cây thị và cây gạo ở chùa Đống Phúc vẫn phát triển xanh tốt, toả bóng mát cho bà con là điều vô cùng hạnh phúc. Cây thị, cây gạo vẫn hiển hiện như là một minh chứng lịch sử, góp phần nâng tổng số cây di sản Việt Nam lên con số hơn 4.000.

Ngoài 2 cây thị, cây gạo trong khuôn viên chùa Đống Phúc, thị xã Quảng Yên còn lưu giữ 2 cây lim Giếng Rừng 700 năm tuổi, chứng tích của bãi cọc Bạch Đằng. Đây sẽ là các điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử ý nghĩa cho Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng.

Cây thị 900 năm tuổi bên bến Bạch Đằng Giang được công nhận Cây Di sản - Ảnh minh hoạ 9

Toàn cảnh chùa Đống Phúc nhìn từ trên cao.

Chùa Đống Phúc nằm sát bến Rừng, bên ngã ba tả ngạn sông Bạch Đằng, thuộc làng An Hưng cổ, nay thuộc phường Yên Giang, TX Quảng Yên (Quảng Ninh).

Theo bia đá ghi lại trong chùa, ngôi chùa có từ thời nhà Lý - gắn liền với trận chiến lừng lẫy của Trần Hưng Đạo trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử.

Hà Tùng Long

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập436
  • Máy chủ tìm kiếm83
  • Khách viếng thăm353
  • Hôm nay110,177
  • Tháng hiện tại3,220,527
  • Tổng lượt truy cập155,256,131
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây