Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

Thứ sáu - 08/05/2020 11:18
Từ năm 2016 đến nay, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều bước chuyển biến tích cực. Các lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước được quản lý theo quy hoạch, kế hoạch, các nhiệm vụ cụ thể được thực hiện đúng quy định.

Từ năm 2016 đến nay, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều bước chuyển biến tích cực.Các lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước được quản lý theo quy hoạch, kế hoạch, các nhiệm vụ cụ thể được thực hiện đúng quy định.

Những kết quả tích cực…

Bắc Kạn là tỉnh khó khăn về nguồn thu ngân sách nhưng trong những năm qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đến năm 2020 đạt 04/08 huyện. Bắc Kạn cũng đã thực hiện xong công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất lần đầu; hoàn thành nhiệm vụ điều tra xây dựng giá đất định kỳ 5 năm giai đoạn (2020 - 2024) tỉnh Bắc Kạn. Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện được triển khai thực hiện đồng bộ, đảm bảo thời gian và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định; việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện thường xuyên.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

Thực hiện tốt việc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã góp phần nâng cao hiểu quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh

Công tác thu hồi giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới và nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản. Bắc Kạn đã hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:10.000 đối với các loại đất: Đất ở, đất phi nông nghiệp, đất sản xuất nông lâm nghiệp, đất giao thông, thủy lợi... phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất tại 122/122 xã, phường, thị trấn của tỉnh. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được tổ chức công khai minh bạch, tạo được sự đồng thuận của các hộ dân có đất bị thu hồi, đảm bảo chính sách hỗ trợ giúp ổn định đời sống; trình tự thu hồi đất được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của tỉnh…

Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương. Qua đó góp phần từng bước phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương nơi có khoáng sản; công tác quản lý hoạt động cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản thuộc thẩm quyền cũng được thực hiện theo đúng quy định.

Việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm các nguồn gây ô nhiễm môi trường được ngành chuyên môn của tỉnh kiểm soát từ việc thẩm định chủ trương đầu tư các dự án, chỉ tham mưu chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư được đánh giá đảm bảo về công tác bảo vệ môi trường; không tham mưu cho UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn nhà đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư đều phải có hồ sơ môi trường được thẩm định. Công tác thẩm định hồ sơ về môi trường được chú trọng nâng cao chất lượng từ quá trình tiếp nhận hồ sơ, rà soát các đơn vị tư vấn đánh giá tác động môi trường, đơn vị quan trắc môi trường đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định…

Những năm qua, nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên nước, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu. Nhiều chính sách hỗ trợ trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước không bị ô nhiễm, cạn kiệt được quan tâm; một số dự án, nhiệm vụ ưu tiên phục vụ công tác quản lý nhà nước đã được phê duyệt trong Quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh. Từ năm 2016 đến nay, Bắc Kạn đã phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của 16 công trình khai thác nước; cấp 21 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, 12 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, 08 giấy phép khai thác sử dụng nước mặt, 04 giấy pháp khai thác sử dụng nước dưới đất; phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang trên địa bàn tỉnh… Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ tài nguyên nước, hạn chế được việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phép, lãng phí và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

Trong giai đoạn tới tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh dự báo tiếp tục phát triển, các dự án đầu tư về nông - lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại và du lịch hiện đang được các nhà đầu tư triển khai sẽ phát huy hiệu quả. Cùng với sự phát triển của các dự án đầu tư, nhu cầu khai thác, sử dụng các nguồn lực tài nguyên ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường sẽ gia tăng nếu không có biện pháp kiểm soát tốt.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Ảnh minh hoạ 2

Ảnh: Thu gom rác tại suối Đội Kỳ, thành phố Bắc Kạn

Vì vậy, tỉnh Bắc Kạn xác định, giai đoạn tiếp theo tiếp tục triển khai các giải pháp để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững; ngăn ngừa và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, tạo đà phát triển bền vững, nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân.

Theo đó, tỉnh tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền ban hành, kịp thời sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa và các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội về chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và các văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành. Để từ đó, người dân sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan truyền thông và huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội.

Cùng với đó là hoàn thành cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện các giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng. Tăng cường kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm và xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và nhanh gọn đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện, chủ động sử dụng và tuyên truyền, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Tỉnh tiếp tục cử đội ngũ công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nhận thức pháp luật đất đai, trình độ xử lý các phần mềm chuyên dụng về đất đai, sử dụng thành thạo máy vi tính và các phương tiện phục vụ quản lý đất đai. Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại, đảm bảo về số lượng và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ Trung ương, thông qua nguồn viện trợ ODA và ngân sách địa phương./.

Tác giả: Thu Cúc

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập523
  • Máy chủ tìm kiếm75
  • Khách viếng thăm448
  • Hôm nay106,897
  • Tháng hiện tại3,183,644
  • Tổng lượt truy cập155,219,248
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây