Hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện dự án “Tăng cường sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số” (R&V)

Thứ năm - 25/05/2017 16:31
Sáng 24/5/2017, tại Hội trường Khách sạn Bắc Kạn, Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện dự án “Tăng cường sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số” (R&V).

Sáng 24/5/2017, tại Hội trường Khách sạn Bắc Kạn, Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện dự án “Tăng cường sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số” (R&V).

Tham dự có đồng chí Bùi Thị Hòa - Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, đại diện Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, cùng các nhóm đồng nghiên cứu của 2 xã Phúc Lộc, Bành Trạch, huyện Ba Bể.

Dự án “R&V” được triển khai thực hiện tại xã Phúc Lộc và xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, sử dụng phương pháp nghiên cứu cùng cộng đồng nhằm nâng cao năng lực và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Qua đó, các nhóm phụ nữ có thể xác định vấn đề của địa phương, sau đó trình bày và vận động các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giải quyết các vấn đề của họ.

Từ tháng 11/2015, dự án được triển khai tại xã Phúc Lộc, tháng 7/2016 dự án tiếp tục được thực hiện tại xã Bành Trạch. Dự án sử dụng phương pháp đồng nghiên cứu với những thành viên cộng đồng chính là những người làm nghiên cứu và các cán bộ dự án chỉ làm công tác tổ chức và hỗ trợ.

Hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện dự án “Tăng cường sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số” (R&V)

Thăm quan khu trưng bày kết quả nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu cộng đồng

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện dự án, thông qua phương pháp đồng nghiên cứu tại cộng đồng, dự án đã thành lập được 12 nhóm nghiên cứu gồm 66 nghiên cứu viên tại cộng đồng là phụ nữ các dân tộc thiểu số Mông, Dao, Tày của 2 xã Phúc Lộc và Bành Trạch. Trong đó, tại xã Phúc Lộc, 32 nghiên cứu viên thuộc 5 nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu về các vấn đề: Ô nhiễm nguồn nước, rác thải sinh hoạt, chăn nuôi lợn đen, trẻ em bỏ học, trang phục truyền thống của dân tộc Tày, Dao. Tại xã Bành Trạch, 34 nghiên cứu viên thuộc 8 nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu các vấn đề: Ô nhiễm môi trường, thực trạng và nhu cầu sử dụng nhà họp thôn, nghệ thuật hát then - đàn tính của người Tày, lễ hội cầu mùa của người Dao Tiền, chăn nuôi gà bản địa, chăn nuôi lợn đen bản địa, chăn nuôi bò theo phương pháp bán chăn thả, chăn nuôi trâu theo phương pháp bán chăn thả.

Tham gia dự án, các nhóm đồng nghiên cứu được tập huấn về đa dạng văn hóa, phương pháp kể chuyện bằng hình ảnh, phương pháp nghiên cứu có sự tham gia, khóa tập huấn về kĩ năng thuyết trình...

Hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện dự án “Tăng cường sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số” (R&V) - Ảnh minh hoạ 2

Đại diện nhóm nghiên cứu thôn Khuổi Slẳng thuyết trình về vấn đề thực trạng
và nhu cầu sử dụng nhà họp thôn

Tại hội thảo, các nhóm đồng nghiên cứu đã phản ánh những hoạt động của từng nhóm nghiên cứu trong quá trình triển khai dự án thông qua hình ảnh trình chiếu, tiểu phẩm sân khấu. Đại diện từng nhóm nghiên cứu cộng đồng cũng đã mạnh dạn chia sẻ những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm khi tham gia nghiên cứu tại cộng đồng.. Đồng thời, đại diện các nhóm nghiên cứu cộng đồng mong muốn chính quyền các cấp và các ngành liên quan, các tổ chức xã hội quan tâm, phối hợp, hỗ trợ địa phương giải quyết có hiệu quả các vấn đề mà các nhóm nghiên cứu đã đưa ra.

Phát biểu tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo UBND 2 xã Phúc Lộc và Bành Trạch đã ghi nhận những kết quả mà các nhóm nghiên cứu cộng đồng đã đạt được. Cấp ủy, chính quyền đánh giá cao năng lực và trách nhiệm của chị em phụ nữ đối với vấn đề cộng đồng. Thông qua các lớp tập huấn của dự án, chị em phụ nữ dân tộc thiểu số đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Các đồng chí cũng mong muốn dự án sẽ tiếp tục được nhân rộng, góp phần tăng cường tham gia và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số. Chính quyền luôn tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu tại cộng đồng, gắn thực hiện các vấn đề nghiên cứu với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của xã, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Cũng tại hội thảo, các kết quả nghiên cứu của các nhóm đồng nghiên cứu được các sở, ban, ngành của tỉnh đánh giá cao và biểu dương, ghi nhận. Đại diện tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam cho rằng, phương pháp đồng nghiên cứu thật sự hiệu quả trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số, tích cực tham gia các vấn đề của cộng đồng. Trong thời gian tới, tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trong tuyên truyền, giải quyết các vấn đề tại địa phương./.

Tác giả: Nguyễn Phương

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập558
  • Máy chủ tìm kiếm158
  • Khách viếng thăm400
  • Hôm nay123,702
  • Tháng hiện tại2,195,733
  • Tổng lượt truy cập154,231,337
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây