Hội nghị trực tuyến toàn quốc phát triển dược liệu Việt Nam

Thứ năm - 13/04/2017 16:29
Ngày 12/4/2017, tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc phát triển dược liệu Việt Nam.

Ngày 12/4/2017, tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc phát triển dược liệu Việt Nam.

Tại điểm cầu Bắc Kạn, dự Hội nghị có các đồng chí: Phạm Duy Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành: Y Tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Công an tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại của tỉnh.

Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng với trên 5.000 loài cây thuốc. Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu ở Việt Nam là rất lớn, bao gồm: 63 Bệnh viện y học cổ truyền (YHCT) công lập; hệ thống bệnh viện đa khoa có Khoa YHCT hoặc Tổ YHCT; khoảng 80% Trạm Y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT và gần 7.000 cơ sở hành nghề YHCT tư nhân sử dụng dược liệu trong khám, chữa bệnh; 226 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được cấp số đăng ký lưu hành sử dụng dược liệu làm nguyên liệu làm thuốc trong sản xuất. Nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước ước tính khoảng 60.000 - 80.000 tấn, trong đó có rất nhiều dược liệu có tiềm năng nuôi trồng trong nước.

Mặc dù trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển dược liệu nuôi trồng trong nước nhưng đến nay, việc nuôi trồng dược liệu trong nước chưa có quy hoạch và định hướng phát triển, chưa trở thành hàng hóa có sức cạnh tranh. Để tăng cường công tác phát triển dược liệu trong thời gian tới cần có giải pháp tổng thể từ khâu nuôi trồng, thu hái, bảo quản, chế biến, sản xuất, xuất khẩu đến sử dụng. Trên cơ sở đó Bộ Y tế đề xuất 6 nhóm giải pháp phát triển dược liệu Việt Nam trong thời gian tới về: Đổi mới thể chế, chính sách; kiện toàn tổ chức, quản lý từ Trung ương đến địa phương; tăng cường phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng về dược liệu; ứng dựng khoa học công nghệ; đẩy mạnh thông tin, truyền thông; đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.

Tỉnh Bắc Kạn hiện có 415 loài cây dược liệu. Để bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp thực hiện. Tháng 3/2010, UBND tỉnh đã ban hành “Quy chế quản lý, khai thác, kinh doanh và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”. Trong thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án trồng và phát triển thử nghiệm một số cây dược liệu có giá trị cao, mở rộng diện tích một số loại dược liệu quý như: Năm 2013, huyện Chợ Mới trồng thí điểm 1,5ha cây đinh lăng (tại các xã Bình Văn, Nông Thịnh và thị trấn Chợ Mới); huyện Chợ Đồn trồng 0,44ha cây giảo cổ lam (tại xã Phương Viên)… Tỉnh cũng đã có chủ trương ưu tiên kinh phí thực hiện các dự án bảo tồn, phát triển dược liệu; xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp cho việc phát hiện, bảo tồn và phát triển các loài dược liệu quý. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Hội Đông y xây dựng quy hoạch vùng chuyên canh, xen canh cây con làm thuốc gắn với chế biến…

Hội nghị trực tuyến toàn quốc phát triển dược liệu Việt Nam

Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Bắc Kạn

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương trong công tác phát triển dược liệu. Thủ tướng khẳng định thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, tạo điều kiện để phát triển dược liệu; tuy nhiên, quy mô phát triển còn nhỏ bé, manh mún, chưa hiệu quả.

Nhấn mạnh về tiềm năng phát triển dược liệu, Thủ tướng Chính phủ cho rằng tất cả các tỉnh thành ở Việt Nam đều có thể phát triển dược liệu, không chỉ để giảm nghèo mà còn làm giàu nếu biết tổ chức thực hiện tốt; từ cây dược liệu có thể tìm được giá trị gia tăng để nâng cao mức sống của người dân; thậm chí thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không phải nơi sản xuất cây dược liệu nhưng có thể trở thành trung tâm sản xuất thành phẩm cây dược liệu ở khâu cuối cùng.

Để phát triển dược liệu trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị cần có chính sách đặc thù về phát triển cây dược liệu và sản xuất dược liệu ở Việt Nam; các địa phương cần chú trọng thu hút đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất tại những vùng nguyên liệu tiềm năng, đẩy mạnh đưa khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến; thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu phát triển dược liệu quý hiếm; lựa chọn dược liệu đặc biệt quý hiếm để ưu tiên đầu tư như sản phẩm quốc gia; chủ trì tham mưu cho Chính phủ liên kết “các nhà” trong sản xuất; tiếp tục triển khai chương trình phát triển y dược cổ truyền với y dược hiện đại; phối hợp với các địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền trong sử dụng dược liệu chữa bệnh theo YHCT, khai thác và bảo vệ nguồn dược liệu. Các địa phương, nhất là những tỉnh trọng điểm cần xây dựng quy hoạch phù hợp để phát triển dược liệu; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các chương trình, dự án phát triển dược liệu địa phương…/.

Tác giả: Hương Dịu

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập425
  • Máy chủ tìm kiếm90
  • Khách viếng thăm335
  • Hôm nay110,177
  • Tháng hiện tại3,196,135
  • Tổng lượt truy cập155,231,739
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây