Hội nghị trực tuyến phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử

Thứ năm - 25/07/2019 13:29
Ngày 23/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã chủ trì Hội nghị trực tuyến phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương.

Ngày 23/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã chủ trì Hội nghị trực tuyến phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương.

Hội nghị trực tuyến phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bắc Kạn

Tại điểm cầu Bắc Kạn, dự hội nghị có đồng chí Lý Thái Hải - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Đây là công việc mới, việc khó nên thường xuyên tổng kết, sơ kết rút kinh nghiệm là cần thiết. Ngày 7/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, trong đó đã giao 83 nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan. Đến nay, cơ bản các bộ, ngành, cơ quan đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 17 bước đầu đạt kết quả.

Theo báo cáo tóm tắt tình hình triển khai xây dựng Chính phủ điện tử và hoạt động của Ủy ban, đến nay đã vận hành được một số hệ thống có ý nghĩa trong triển khai Chính phủ điện tử như: Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, các nội dung lớn của Cổng Dịch vụ công quốc gia cũng đang được thực hiện; cơ bản hoàn thành nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, giải pháp xác thực tập trung và xây dựng danh mục các dịch vụ công thiết yếu cho vòng đời của một con người, doanh nghiệp để triển khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Dự kiến sẽ đưa vào thử nghiệm trong tháng 9/2019 và vận hành chính thức trong tháng 11/2019. Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ đang tích cực phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp công nghệ thông tin, chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu, xây dựng dự thảo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0) và gửi lấy ý kiến góp ý các bộ, ngành, địa phương.

Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp cấp khoảng 1,9 triệu số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh tại 43 tỉnh, thành phố trên cả nước; cấp hơn 12 triệu căn cước công dân tại 16 tỉnh, thành phố và đang xây dựng phần mềm phục vụ kết nối hệ thống căn cước công dân với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến nay, Bộ Công an đã thu thập thông tin được 80 triệu phiếu, đạt tỷ lệ 86% và scan được khoảng 25 triệu dữ liệu.

Các đề án về không gian địa lý quốc gia, về tài nguyên và môi trường đang được xây dựng, dự kiến trình Thủ tướng phê duyệt trong tháng 11/2019.

Về phương hướng những tháng cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ tập trung kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng, xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành, cơ sở dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo danh mục Thủ tướng đã ban hành và khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Văn phòng Chính phủ tập trung xây dựng Nghị định về thực hiện thủ
tục hành chính trên môi trường điện tử; đưa vào vận hành Cổng Dịch vụ công
quốc gia; phát triển Trục liên thông văn bản quốc gia thành nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu. Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung xây dựng Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu và Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Bộ Công an tập trung xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân bảo đảm thời gian trình theo chỉ đạo của Chính phủ; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
CácTập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT, Công ty cổ phần FPT cần tiếp tục và phát huy hơn nữa vai trò thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử cùng với các doanh nghiệp CNTT đủ năng lực kỹ thuật, tài chính tích cực tham gia triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử./.

Tác giả: Thu Trang

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Máy chủ tìm kiếm77
  • Khách viếng thăm361
  • Hôm nay110,177
  • Tháng hiện tại3,221,669
  • Tổng lượt truy cập155,257,273
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây