Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

Thứ năm - 19/03/2020 23:29
Sáng 18/3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Đây là hai dự án luật quan trọng sẽ được Quốc hội khóa 14 xem xét trình tại kỳ họp thứ 9.

Sáng 18/3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Đây là hai dự án luật quan trọng sẽ được Quốc hội khóa 14 xem xét trình tại kỳ họp thứ 9.

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

Các đại biểu dự Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng Luật

Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm 4 chương, 39 điều, quy định phạm vi, nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại; trách nhiệm của Tòa án đối với công tác hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại; công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án. Luật này góp phần giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các tranh chấp, khiếu kiện trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp tập trung vào sửa đổi, bổ sung kịp thời những vấn đề mang tính cấp bách để tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong giám định tư pháp theo vụ việc nhằm phục vụ hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng mà không mở rộng sửa đổi sang các nội dung khác của Luật.

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản nhất trí với 02 dự thảo, đồng thời đóng góp một số ý kiến bổ sung, hoàn thiện dự thảo luật. Đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, đại biểu góp ý các nội dung như: Về nội dung tổ chức giám định tư pháp công lập; việc từ chối của Giám định viên tư pháp; bổ sung quy định có Đội pháp y thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; căn cứ nào và cơ quan thẩm quyền nào có quyền xác định giám định tư pháp không chính xác và được giám định tư pháp lại bao nhiêu lần…

Đối với dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, đại biểu đóng góp ý kiến đối với nội dung: Điều kiện để bổ nhiệm Hòa giải viên; hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên; nhiệm kỳ của Hòa giải viên…

Các ý kiến đóng góp tại hội nghị đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn tiếp thu, tổng hợp để gửi cấp có thẩm quyền xem xét./.

Tác giả: Hương Lan

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập357
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm314
  • Hôm nay110,177
  • Tháng hiện tại3,218,445
  • Tổng lượt truy cập155,254,049
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây