Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp

Thứ ba - 14/04/2020 21:55
Nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Quyết định 231/QĐ-TTg ngày 13/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động (CNLĐ) tại các doanh nghiệp đến năm 2020”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; các cấp, ngành, người sử dụng lao động cũng đã quan tâm, triển khai tuyên truyền, vận động và tổ chức học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho CNLĐ.

Nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Quyết định 231/QĐ-TTg ngày 13/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động (CNLĐ) tại các doanh nghiệp đến năm 2020”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; các cấp, ngành, người sử dụng lao động cũng đã quan tâm, triển khai tuyên truyền, vận động và tổ chức học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho CNLĐ.

Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp

Các cấp, ngành thường xuyên thăm nắm tình hình hoạt động cũng như việc nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho CNLĐ tại doanh nghiệp

Trên địa bàn tỉnh có tổng số 228 doanh nghiệp với 4.553 CNLĐ, trong đó có 01 khu công nghiệp gồm 11 doanh nghiệp với 655 CNLĐ. Toàn tỉnh có 53 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, chiếm 23,25% so với tổng số doanh nghiệp, với 2.507 đoàn viên công đoàn. Về quy mô hoạt động của các doanh nghiệp hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu là xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản, lâm sản...

Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở khu công nghiệp gắn với xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao được xác định cụ thể trong chương trình phát triển công nghiệp của tỉnh, UBND tỉnh và các cấp, ngành đã quy hoạch cơ sở hạ tầng, dành kinh phí cho việc xây dựng các thiết chế văn hóa ở khu công nghiệp và các doanh nghiệp; đồng thời khảo sát tình hình hoạt động doanh nghiệp, đánh giá thực trạng nhận thức pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa của công nhân và người sử dụng lao động; xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật, khuyến khích các doanh nghiệp tự tổ chức; giám sát, đánh giá việc thực hiện thông qua kết quả xét doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa hàng năm.

Bên cạnh đó, tỉnh bố trí ngân sách nhà nước, địa phương để thực hiện đề án, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho CNLĐ, triển khai ưu tiên bố trí “điểm học tập, sinh hoạt văn hóa”; tuyên truyền vận động giám đốc các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch hàng năm, qua đó hỗ trợ, tạo điều kiện về kinh phí cho CNLĐ được theo học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Tổ chức kiểm tra, rà soát nắm bắt tình hình lao động việc làm tại địa phương.

Từ năm 2016 đến hết năm 2019, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tiến hành 86 cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động; tổ chức 31 lớp bồi dưỡng, huấn luyện công tác an toàn vệ sinh lao động cho 1.658 người với tổng kinh phí 1,17 tỷ đồng; tổ chức thi tay nghề cho 15 CNLĐ tại doanh nghiệp.

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh cũng chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tổ chức triển khai Đề án; duy trì thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong CNLĐ, trọng tâm là phong trào “Học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; tích cực tham mưu, phối hợp với người sử dụng lao động tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để người lao động được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về chính trị, chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, tay nghề... Các công đoàn cơ sở đại diện cho người lao động thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể trong đó có nội dung nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động theo quy định của pháp luật; tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, giải quyết kịp thời những bất cập đối với người lao động, hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động.

Đến nay có 46 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đưa nội dung học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động vào thỏa ước lao động tập thể; 53 doanh nghiệp xây dựng được Quỹ khuyến học để hỗ trợ cho CNLĐ và con CNLĐ hiếu học tại doanh nghiệp; đồng thời đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ cho người lao động vào nghị quyết hội nghị người lao động, thỏa ước lao động tập thể và là một trong các tiêu chí xếp loại thi đua của doanh nghiệp và xét công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, LĐLĐtỉnh đã tiến hành 03 đợt khảo sát tại 112 doanh nghiệp với 7.251 lượt CNLĐ được khảo sát, trong đó năm 2019, LĐLĐ tỉnh tiến hành khảo sát 53 doanh nghiệp, hợp tác xã có tổ chức công đoàn với 2.507 CNLĐ, qua khảo sát cho thấy: Trình độ chuyên môn đại học và cao đẳng có 585 người, trung cấp nghề 282 người, đào tạo nghề ngắn hạn 547 người, 1.178 người chưa qua đào tạo. Tay nghề thợ bậc 1 trở lên có 696 người, trong đó thợ bậc cao (từ bậc 4 trở lên) có 126 người; số CNLĐ được học tập, bồi dưỡng về tin học có 503 người, ngoại ngữ có 470 người. Bên cạnh đó các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức thi tay nghề, thi thợ giỏi, kỹ năng sống; tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy, mại dâm, sức khỏe sinh sản, tác phong lao động công nghiệp, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, văn hóa ứng xử cho CNLĐ tại các doanh nghiệp.

  Mặc dù tỉnh và các cấp, ngành đã quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, quy hoạch, bố trí ngân sách xây dựng thiết chế văn hóa và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho CNLĐ, tuy nhiên do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp ít nên kết quả đạt được chưa cao.Do vậy thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp, người lao động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa trong doanh nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho CNLĐ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp./.

Tác giả: Thu Trang

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập482
  • Máy chủ tìm kiếm55
  • Khách viếng thăm427
  • Hôm nay82,026
  • Tháng hiện tại3,268,950
  • Tổng lượt truy cập155,304,554
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây