HOICHOTHUONGMAI

Bắc Kạn tích cực quan tâm thực hiện công tác an sinh xã hội

Thứ hai - 27/11/2017 19:47
Những năm qua, cùng với tập trung phát triển kinh tế, công tác đảm bảo an sinh xã hội luôn được tỉnh Bắc Kạn chú trọng, quan tâm thực hiện. Bằng nhiều biện pháp hỗ trợ hiệu quả, thiết thực như: Hỗ trợ về nhà ở, y tế, đào tạo nghề, vay vốn phát triển sản xuất, giới thiệu việc làm… đã từng bước góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, tạo chuyển biến tích cực trong công cuộc giảm nghèo trên địa bàn.

Những năm qua, cùng với tập trung phát triển kinh tế, công tác đảm bảo an sinh xã hội luôn được tỉnh Bắc Kạn chú trọng, quan tâm thực hiện. Bằng nhiều biện pháp hỗ trợ hiệu quả, thiết thực như: Hỗ trợ về nhà ở, y tế, đào tạo nghề, vay vốn phát triển sản xuất, giới thiệu việc làm… đã từng bước góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, tạo chuyển biến tích cực trong công cuộc giảm nghèo trên địa bàn.

Những năm qua, công tác giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh. Vì vậy, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã vận dụng sáng tạo Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn địa phương, thực hiện đồng bộ các giải pháp về giảm nghèo thông qua việc xác định đúng những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những tiềm năng, thế mạnh, những khâu đột phá và có bước đi phù hợp. Để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Gắn công tác giảm nghèo bền vững với chương trình xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương; xây dựng kế hoạch, chương trình lồng ghép các đề án, dự án cụ thể nhằm thống nhất trong tổ chức quản lý, phân bổ nguồn lực đầu tư; tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo thuộc vùng khó khăn. Bên cạnh đó chú trọng phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và dạy nghề để người nghèo có điều kiện chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác...

Hàng năm, ngân sách tỉnh đã trích hàng tỷ đồng để hỗ trợ cho hộ nghèo vay vốn. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay hộ nghèo của Nhà nước đã góp phần bao phủ mạng lưới tín dụng hộ nghèo đến 100% các xã, tạo động lực khuyến khích các hộ dân vươn lên thoát nghèo, tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá đem lại thu nhập ổn định cho người dân, nhất là người dân ở những vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Để công tác giảm nghèo được bền vững, tỉnh cũng đẩy mạnh triển khai các dự án dạy nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo, qua đó đã phần nào giúp các đối tượng khó khăn, người nghèo có điều kiện sản xuất kinh doanh, được tiếp cận các cơ hội việc làm mới, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 4.800 người, trong đó: Số việc làm qua phát triển kinh tế xã hội 3.162 người; vay vốn giải quyết việc làm 312 người; xuất khẩu lao động 320 người; làm việc tại các khu công nghiệp khu chế xuất, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh 1.050 người… Ngoài ra cũng đã thực hiện tư vấn giới thiệu việc làm cho 4.053 người, giới thiệu việc làm cho 630 người.

 Bắc Kạn tích cực quan tâm thực hiện công tác an sinh xã hội

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thường xuyên được tỉnh Bắc Kạn quan tâm, thực hiện

Cùng với nỗ lực giảm nghèo, các hoạt động chăm lo cho đối tượng chính sách, người có công; công tác đào tạo nghề; công tác bảo trợ xã hội… cũng được tỉnh quan tâm, thực hiện đầy đủ, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng và đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” với những hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng bảo trợ xã hội được tiếp cận các dịch vụ xã hội, các chính sách về an sinh xã hội, từng bước cải thiện điều kiện sống, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chức năng thực hiện nghiêm túc, đồng bộ đảm bảo các đối tượng được quan tâm, hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Vào các dịp tết, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, tỉnh cũng trích ngân sách để thăm, tặng quà, động viên các đối tượng chính sách với hàng ngàn suất quà…

Cùng với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các dịch vụ xã hội cơ bản và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ nhân dân cũng được các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm đầu tư. Hiện nay, toàn tỉnh có 95,5% số dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ dân số nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 65,3%, hộ gia đình có chuồng trại, gia súc hợp vệ sinh đạt 46%, trường học có nước hợp vệ sinh và có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 99%, Trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 95,08%; tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia trên 95%; 100% huyện, thành phố có trung tâm thông tin, thể dục thể thao; 100% xã có trạm thông tin truyền thanh hoạt động tốt; toàn tỉnh có 19 bưu cục và 70 điểm bưu điện văn hóa xã, sóng điện thoại di động phủ kín 112/112 xã; toàn tỉnh có 80 trường học đạt chuẩn Quốc gia; 112/122 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS;96 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia và đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế; 100% thôn, bản có nhân viên y tế; 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có đường giao thông đến trung tâm.Trên địa bàn các huyện hiện có 69 xã có chợ nông thôn đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong giao lưu hàng hóa nông sản…

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh vẫn còn một số bất cập và hạn chế. Tại một số địa bàn trong tỉnh, công tác giảm nghèo chưa bền vững, người dân ở vùng dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hóa và thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng. Nguồn lực để thực hiện an sinh xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Các quỹ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là quỹ bảo hiểm y tế trong tình trạng khó khăn. Chất lượng cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, đặc biệt là hệ thống dịch vụ y tế còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh…

Thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn xác định tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy, chính quyền, không ngừng phát huy sức mạnh to lớn của hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức xã hội về chính sách an sinh xã hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật ưu đãi đối với người có công, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm, tiêu cực; đổi mới công tác quản lý và chi trả trợ cấp ưu đãi, từng bước xã hội hóa, gắn trách nhiệm quản lý của địa phương trong việc quản lý, sử dụng, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện ưu đãi xã hội để nâng cao chất lượng phục vụ và quản lý; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác an sinh xã hội; chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch an sinh xã hội tại cấp cơ sở; gắn công tác an sinh xã hội với các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh… góp phần nâng cao hiệu quả và độ bền vững của các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh./.

Tác giả: Thu Cúc

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập440
  • Máy chủ tìm kiếm74
  • Khách viếng thăm366
  • Hôm nay99,804
  • Tháng hiện tại3,957,911
  • Tổng lượt truy cập151,678,387
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây