Bắc Kạn: Lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự

Thứ hai - 03/04/2017 13:22
Sáng 24/3/2017, đồng chí Hoàng Duy Chinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các cơ quan chuyên môn và cộng tác viên pháp luật trên địa bàn.

Sáng 24/3/2017, đồng chí Hoàng Duy Chinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các cơ quan chuyên môn và cộng tác viên pháp luật trên địa bàn.

Bộ luật Hình sự (sửa đổi) số 100/2015/QH13 gồm 3 phần, 26 chương và 426 điều, được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị triển khai phát hiện nhiều lỗi sai sót, chủ yếu là về kỹ thuật nên Quốc hội đã tạm hoãn thi hành Bộ luật này, đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung.

Bắc Kạn: Lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
 Đồng chí Hoàng Duy Chinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội
đơn vị tỉnh Bắc Kạn phát biểu tại Hội nghị

Tại cuộc họp, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến cho dự luật về nguyên tắc xử lý; về chuẩn bị phạm tội; về đồng phạm; về không tố giác tội phạm…

Theo đó, nhiều ý kiến bày tỏ cơ bản nhất trí với nguyên tắc xử lý (Điều 3) trong dự thảo Luật. Tuy nhiên tại Khoản 4, Điều 3 chỉ quy định:”… khoan hồng đối với cá nhân, pháp nhân tự thú, thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra” nhưng thiếu quy định đối với người đầu thú. Các đại biểu cho rằng đây cũng là một nguyên nhân mà những năm qua có rất ít đối tượng có quyết định truy nã ra đầu thú. Nếu có chính sách hình sự khoan hồng đối với người ra đầu thú và quy định đầu thú là tình tiết giảm nhẹ thì sẽ có nhiều đối tượng có lệnh truy nã ra đầu thú, vừa tiết kiệm được công sức, tiết kiệm kinh phí truy nã, vừa hạn chế được hành vi tiếp tục phạm tội của đối tượng truy nã phạm tội mới khi lẩn trốn. Đồng thời việc bổ sung này còn phù hợp với quy định tại Điểm q, Khoản 1, Điều 51 dự thảo Bộ luật quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có đề cập đến đối tượng đầu thú. Tuy nhiên, theo các đại biểu, cũng cần quy định một số điều kiện kèm theo mức độ phạm tội và thời gian lẩn trốn, không khoan hồng và giảm nhẹ một cách tràn lan.

Việc quy định tại Khoản 2, Điều 12: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” theo phương án 1 của dự thảo là không đủ sức răn đe đối tượng phạm tội. Bởi thực tế cho thấy trong những năm gần đây đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bên cạnh việc “phòng ngừa” là tạo dựng môi trường sống tốt cho giới trẻ thì cũng cần có hình phạt đủ sức răn đe đối tượng phạm tội và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay…

Các ý kiến đã được Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Bắc Kạn tiếp thu, tổng hợp để trình Quốc hội trong kỳ họp tới./.

Tác giả: Nguyễn Nga

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập441
  • Máy chủ tìm kiếm117
  • Khách viếng thăm324
  • Hôm nay137,048
  • Tháng hiện tại3,323,972
  • Tổng lượt truy cập155,359,576
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây