HOICHOTHUONGMAI

Thủ tướng sốt ruột khi một trận mưa lớn đã khiến Hà Nội ngập, tắc

Thứ sáu - 26/07/2019 08:20
(Dân trí) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu biểu hiện cụ thể để nói về những “điểm nghẽn” của sự tăng trưởng các vùng kinh tế trọng điểm.

Trong các phiên họp liên tiếp 2 ngày qua, Thường trực Chính phủ tập trung bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc, những “điểm nghẽn” cho một số vấn đề cấp thiết, thời sự đặt ra.

Cụ thể, ngày 26/7, phiên họp có nội dung về tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ)và sự tác động tới tăng trưởng chung của cả nước.

Thủ tướng sốt ruột khi một trận mưa lớn đã khiến Hà Nội ngập, tắc

Thủ tướng chủ trì phiên họp của Thường trực Chính phủ (ảnh VGP)

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, giai đoạn 2011-2017, GRDP của 4 vùng KTTĐ bình quân mỗi năm tăng 7,14%. Hà Nội và TPHCM là 2 cực tăng trưởng quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng chung cả nước bình quân/năm trong giai đoạn 2011-2017 tương ứng đạt 13,6% và 19,4%.

Thủ tướng đánh giá báo cáo đã bước đầu đưa ra được bức tranh tổng thể với số liệu tương đối cập nhật, nhất là về kết quả, hạn chế, yếu kém về liên kết vùng và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT chủ trì tiếp thu các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện báo cáo. Cùng với kết quả các hội nghị của Chính phủ với các vùng kinh tế trọng điểm, xây dựng và hoàn thiện đề án về phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả của vùng kinh tế trọng điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó, cần lưu ý các nhiệm vụ, giải pháp mới mang tính đột phá, tạo động lực phát triển của 4 vùng, hiện chiếm tới 70% GDP cả nước.

Đánh giá tình hình phát triển của 4 vùng, Thủ tướng nhắc tới vai trò dẫn đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trong đó bao gồm TPHCM. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là những thách thức cần đối diện như biến đổi khí hậu tới các vùng còn khó khăn.

“Hôm qua, chỉ một trận mưa lớn ở Hà Nội mà đã ngập, tắc hết đường. Với TPHCM, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu càng rõ nét hơn. Trong khi đó, quy hoạch vùng, liên kết vùng, cơ chế điều phối vùng, chính sách phát triển vùng chưa tốt, chưa rõ, là “điểm nghẽn” trong phát huy vai trò của các vùng KTTĐ” – Thủ tướng nêu vấn đề và yêu cầu “bàn tiến chứ không bàn lùi”, sao tìm được giải pháp khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thời gian tới, Thủ yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản mặc dù tổng vốn đầu tư xã hội vẫn tăng cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn. Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng ghi nhận, vừa qua, một số công trình, dự án hạ tầng bức xúc cần tiếp tục được tháo gỡ kịp thời hơn, trong đó có lĩnh vực điện. Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh, không được để thiếu điện trong thời gian tới, nhất là khu vực phía nam khi mà Thủ tướng, tập thể Chính phủ đã thảo luận nhiều lần về vấn đề này, đưa ra các giải pháp, cơ chế đặc biệt để bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó là thúc đẩy các dự án hạ tầng quan trọng khác, đặc biệt là hạ tầng giao thông, bởi “đại lộ, đại phú”… Các địa phương cần có các dự án trọng điểm, tạo bước phát triển đột phá. Cần quán triệt tinh thần phát triển đô thị là động lực của tăng trưởng.

Gỡ "điểm nghẽn" hạ tầng

Thủ tướng sốt ruột khi một trận mưa lớn đã khiến Hà Nội ngập, tắc - Ảnh minh hoạ 2
Thủ tướng yêu cầu tinh thần “bàn tiến chứ không bàn lùi”, sao tìm được giải pháp khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trước đó, chiều 25/7, Thường trực Chính phủ bàn hướng thúc đẩy một số dự án hạ tầng, qua đó, gỡ “điểm nghẽn” cho sự phát triển của các địa phương.

Trong số dự án được thảo luận có các dự án được địa phương kiến nghị tại cuộc làm việc hôm qua, 24/7, giữa Tiểu ban Kinh tế - Xã hội của Đại hội Đảng XIII với 9 tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và TP. Hà Nội nhằm tháo “nút thắt” hạ tầng cho phát triển như dự án đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, dự án đầu tư nâng cấp sân bay Điện Biên, dự án đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh…

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần nhanh chóng, rốt ráo, quyết liệt, chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy mạnh xã hội hóa, “tinh thần làm nhanh nhưng không làm ẩu”, làm kịp thời hơn nữa nhưng không được làm sai quy định của Nhà nước, nhất là quy trình áp dụng pháp luật. Thủ tướng cũng lưu ý làm tốt, làm nhanh khâu giải phóng mặt bằng.

Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh, đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ phải cơ bản thông xe trong năm 2020 và khánh thành vào đầu năm 2021 và khẳng định, sẽ bố trí đủ nguồn vốn cho công trình này. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và 20 triệu người dân Đồng bằng sông Cửu Long về vấn đề này.

Thủ tướng nêu rõ, có việc gì làm được trong nhiệm kỳ thì chúng ta nên triển khai, “việc hôm nay chớ để ngày mai”. Các bộ, cơ quan, nhất là Bộ Giao thông vận tải quán triệt chủ trương này để thúc đẩy các công trình mà nhân dân mong đợi.

P.Thảo

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập409
  • Máy chủ tìm kiếm68
  • Khách viếng thăm341
  • Hôm nay74,630
  • Tháng hiện tại3,932,737
  • Tổng lượt truy cập151,653,213
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây