Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông

Chủ nhật - 18/12/2016 20:57
Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, hình tượng những chiến sĩ Cảm tử quân Hà Nội “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” những ngày Toàn quốc kháng chiến mãi mãi là biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân, mà ở đó mỗi người dân đều là chiến sỹ và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc...

Tới dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 19/12/2016) có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Dân vận Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải...

 Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm (Ảnh: Mạnh Thắng)

Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm (Ảnh: Mạnh Thắng)

 

Ban Tổ chức cũng trân trọng đón nhận lẵng hoa chúc mừng của nguyên Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh.

10h42’, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Xuân Bách – giảng viên Đại học Y Hà Nội đại diện thế hệ trẻ của Thủ đô phát biểu tại lễ kỷ niệm. Nói về cảm nghĩ của mình khi tham dự lễ kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn này, ông Bách khái quát, với lớp người trẻ, 19/12/1946 chỉ còn trong những thước phim, những trang sử, những lời kể lại nhưng sinh động và thiêng liêng.

 

 Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Xuân Bách – đại diện thế hệ trẻ phát biểu

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Xuân Bách – đại diện thế hệ trẻ phát biểu

 

“Chúng tôi cảm nhận huyền thoại về 60 ngày đêm năm đó không chỉ nằm trong ký ức của những người dân Hà Nội mà sự kiện đã đi vào lịch sử đất nước như một thiên anh hùng ta bất tử. Lớp trẻ chúng tôi tự hào và biết ơn cha ông khi bình thản đi vào cuộc chiến đấu chống kẻ thù với lời thề son sắt quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Bao chàng trai, cô gái đất Hà Thành rất lãng mạn thanh lịch nhưng cũng đầy quả cảm, đã bước vào cuộc chiến với tinh thần của cả tuổi trẻ, của lý tưởng” – Tiến sỹ Bách chia sẻ, may mắn được sinh ra tại Hà Nội trong thời bình, được thầy cô, gia đình dồn sức, chăm lo việc học hành, thế hệ trẻ quyết tâm mang hết sức lực của mình phục vụ công cuộc phát triển đất nước ngày nay.

Thế hệ trẻ ý thức sâu sắc về trách nhiệm với những đòi hỏi của thời đại mới. “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, Tiến sỹ trẻ nguyện cùng phấn đấu cho sự nghiệp trồng người, sự nghiệp phát triển đất nước, chăm lo cho cuộc sống hôm nay.

10h31’, Đại tá Nguyễn Huy Du – cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô năm xưa, hiện đang sinh sống tại Nhân Chính, Quan Nhân, Hà Nội – 65 năm tuổi Đảng bày tỏ sự xúc động, tự hào khi phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Toàn quốc kháng chiến.

 

 Đại tá Nguyễn Huy Du – cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô năm xưa

Đại tá Nguyễn Huy Du – cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô năm xưa

Ông Du nhắc lại bối cảnh trước cách mạng tháng Tám, gia đình ông sống vô cùng vất vả, bố là công chức nghèo, mẹ buôn bán nhỏ, các anh em đều bị thất học, bản thân ông may mắn được chú nhận nuôi. Hoà mình vào cuộc cách mạng, tham gia cướp chính quyền ở Bắc Bộ Phủ, ông Du căm phẫn những hành vi tội ác của Đế quốc Pháp nên đã bỏ học để tham gia kháng chiến.

20h tối ngày 19/12/1946, ông Du cùng đồng đội đón đợi lời kêu gọi của Bác Hồ cùng hoà mình vào những ngày Hà Nội cố thủ với nhiệm vụ trinh sát bám địch, dẫn bộ đội đi phục kích. “Sau 60 ngày quần nhau với địch trong những khu nhà cũ nát, những phố phường bị bom đạn tan hoang, chúng tôi đã cùng với đồng đội vượt sông Hồng rút khỏi Hà Nội lên Việt Bắc kháng chiến thành công. Sau đó, chúng tôi đã trở lại tiếp quản Thủ đô 9 năm sau” – ông Du kể lại cuộc đời quân ngũ của mình với những chiến trường tiếp nối từ Bắc vào Nam.

Đại tá Du chia sẻ, chiêm nghiệm: “Bao nhiêu năm ấy, tôi không bao giờ quên được những ngày đầu giá rét của Hà Nội mùa đông năm 1946. Chúng tôi đã học được bài học về tinh thần đoàn kết, dựa vào nhân dân, thực hiện trong đánh ngoài vây, trong ngoài cùng đánh, dựa vào những khu phố cổ thân quen của mình để giam chân địch. Đến giờ những người trong Trung đoàn Thủ đô năm xưa của chúng tôi cũng đều đã ngoài 90 tuổi, vẫn sống trong những ký ức sinh động của 60 ngày đêm chiến đấu cùng Hà Nội”.

10h10, Bí thư Thành ủy Hà Nội đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến. Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh, Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

“Trong thời khắc thiêng liêng và xúc động này, với niềm biết ơn vô hạn, chúng ta thành kính tưởng nhớ và đời đời biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta. Chúng ta mãi mãi tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” – Bí thư Hoàng Trung Hải phát biểu.

 

 Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải tái hiện Ngày toàn quốc kháng chiến (Ảnh: Mạnh Thắng)

Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải tái hiện Ngày toàn quốc kháng chiến (Ảnh: Mạnh Thắng)

 

Bí thư Hà Nội khái quát bối cảnh, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, các thế lực đế quốc và bọn phản động tìm mọi cách chống phá, hòng thủ tiêu thành quả vĩ đại vừa giành được của Đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam. Chính quyền cách mạng non trẻ khi đó gặp muôn vàn khó khăn, cùng lúc phải giải quyết nạn đói, nạn mù chữ,... và đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi phải đối phó với “thù trong giặc ngoài”.

Được sự giúp đỡ của quân Anh, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai, sau đó mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách đưa quân ra Bắc Bộ. Chính phủ Việt Nam đã chủ động đàm phán với Chính phủ Pháp để tránh cuộc chiến tranh, ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, sau đó ký Tạm ước ngày 14/9/1946. Song phía ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Trước tình thế đó, nêu cao tinh thần yêu nước và trách nhiệm trước Tổ quốc, trước nhân dân, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) đã quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc, kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước đứng lên chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc. Sáng 20/12/1946, tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ), Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đồng bào, chiến sỹ cả nước.

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 5
 

 

 3.500 đại biểu dự Lễ kỷ niệm

3.500 đại biểu dự Lễ kỷ niệm

 

Bí thư Hà Nội khái quát: “Đáp lời hiệu triệu của Bác, quân và dân Hà Nội đã mở đầu kháng chiến toàn quốc vào hồi 20 giờ 3 phút ngày 19/12/1946 bằng những loạt đại bác từ Pháo đài Láng vào các mục tiêu trong Thành phố, chính thức mở đầu cuộc kháng chiến với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Cùng với Hà Nội, quân và dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam, như: Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn,… đã đồng loạt anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Cả dân tộc ta muôn người như một, chung sức đồng lòng, nhất tề đứng lên cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm với ý chí sục sôi, quyết tâm hy sinh và niềm tin tất thắng”.

Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu, trong đó cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ, ác liệt, với lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, chống lại kẻ địch tinh nhuệ được vũ trang hiện đại, song, đồng bào và chiến sỹ Thủ đô đã chiến đấu với tinh thần quả cảm, bất khuất, sáng tạo, giành giật với địch từng ngôi nhà, từng góc phố, kiên cường giam chân địch trong suốt 60 ngày đêm, vượt gấp đôi thời gian dự kiến.

“Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thủ đô trong 60 ngày đêm một lần nữa thể hiện rõ “khí phách cha ông và hồn thiêng sông núi”, làm rạng rỡ thêm hùng khí đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội; thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, cốt cách, tâm hồn của người Thăng Long - Hà Nội: thanh lịch - hào hoa - yêu chuộng hòa bình nhưng cũng quật cường - bất khuất, sẵn sàng hy sinh, hiến dâng tất cả vì nền độc lập - tự do của dân tộc” – Bí thư Hoàng Trung Hải cho rằng, chiến công của quân dân Thủ đô trong mùa đông năm 1946 tiêu biểu cho truyền thống “Cả nước đánh giặc, toàn dân ra trận” với tinh thần “thà chết chứ không chịu làm nô lệ” của cha ông. Ông Hoàng Trung Hải so sánh cuộc đấu tranh 60 ngày đêm với những kỳ tích của Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... với những chiến công vang dội đã trở thành huyền thoại trên mảnh đất Thăng Long – Đông Đô xưa như Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Đông Bộ Đầu, Ngọc Hồi, Đống Đa...

Lãnh đạo Hà Nội nhắc lại ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của sự kiện bằng lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các chú giam chân địch được một tháng là thắng lợi, đến nay giữ Hà Nội được hai tháng là đại thắng lợi”.

Theo đó, hình tượng những chiến sĩ Cảm tử quân Hà Nội “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” mãi mãi là biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân, mà ở đó mỗi người dân đều là chiến sỹ và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc; qua đó, góp phần làm bùng cháy lên ngọn lửa ái quốc, tạo nên sức mạnh to lớn.

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 7
 

 

Ông Hoàng Trung Hải điểm lại, từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, qua 9 năm kháng chiến trường kỳ, quân, dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất hoàn toàn đất nước vào mùa xuân năm 1975. Bài học trong những ngày Toàn quốc kháng chiến được đúc kết là từ việc phát huy cao độ tinh thần, khí phách, truyền thống yêu nước, giữ nước của dân tộc; ý chí quyết tâm “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, sẵn sàng “hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”. Ý chí ấy đã được nuôi dưỡng, duy trì trong suốt các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và tiếp nối trong cả 30 năm thực hiện đường lối đổi mới vừa qua.

"Tinh thần, khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Thủ đô Hà Nội trong 60 ngày đêm năm 1946 - 1947 mở đầu cho Toàn quốc kháng chiến đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một bản anh hùng ca mùa Đông bất tử...", Bí thư Hoàng Trung Hải kết lại bài phát biểu.

10h, Lễ kỷ niệm chính thức bắt đầu. Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu làm lễ chào cờ.

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 8
 

 

9h40, các bài hát "Người Hà Nội", "Tiến về Hà Nội", "Bác đang cùng chúng cháu hành quân"... vang lên đầy tự hào.

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 9
 

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 10
 

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 11
 

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 12
 

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 13
 

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 14
 

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 15
 

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 16
 

 

9h30, Lễ kỷ niệm bắt đầu với chương trình nghệ thuật. Các tiết mục tại chương trình đã tái hiện lại hình ảnh Hà Nội 70 năm trước, nơi vang lên những tiếng súng đầu tiên kháng Pháp.

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 17
 

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 18
 

 

 Những hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 70 năm Toàn quốc kháng chiến

Những hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 70 năm Toàn quốc kháng chiến

 

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện đầy hào hùng:

"Hỡi đồng bào toàn quốc.

Chúng ta muốn hoà bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc xuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, dù phải gian lao kháng chiến, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

V.N độc lập và thống nhất muôn nǎm!

Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm!"

 

 Quang cảnh Trung tâm Hội nghị quốc gia sáng nay

Quang cảnh Trung tâm Hội nghị quốc gia sáng nay

 

 Các đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm từ sớm (Ảnh: Mạnh Thắng)

Các đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm từ sớm (Ảnh: Mạnh Thắng)

 

Theo chương trình, 8h các đại biểu sẽ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình nghệ thuật chào mừng lễ kỷ niệm sẽ bắt đầu vào lúc 9h30 sáng.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải sẽ đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến.

Chương trình sẽ tiếp tục với phát biểu của đại biểu đại diện nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô).

Phát biểu của đại diện thế hệ trẻ sẽ khép lại chương trình lễ kỷ niệm.

Ngược dòng lịch sử, cách đây 70 năm, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi thực dân Pháp quyết tâm quay trở lại cướp nước ta một lần nữa.

Nêu cao tinh thần yêu nước và trách nhiệm trước Tổ quốc, trước nhân dân, ngày 18, 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp, quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc, kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc.

Đáp “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc muôn người như một, chung sức đồng lòng, nêu cao ý chí quyết tâm sắt đá chống giặc, giữ nước với niềm tin tất thắng.

Nhân dân Thủ đô Hà Nội đã anh dũng đứng lên nổ súng mở màn cuộc kháng chiến toàn quốc vĩ đại của dân tộc, với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

 

Khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - bản anh hùng ca mùa Đông - Ảnh minh hoạ 22
 

Mặc dù lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, chống lại kẻ địch tinh nhuệ được vũ trang hiện đại, đồng bào và chiến sỹ Thủ đô đã chiến đấu kiên cường, sáng tạo, “giam chân” kẻ thù suốt 60 ngày đêm (từ 19/12/1946 đến 17/02/1947), tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chính phủ rút về khu an toàn, tản cư được phần lớn nhân dân, đưa một khối lượng lớn máy móc, thiết bị công nghiệp lên chiến khu... góp phần cho cả nước chuẩn bị chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Tại buổi gặp mặt hơn 600 tướng lĩnh Quân đội, Công an đã nghỉ hưu trên địa bàn nhân kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến, ngày 11/12 vừa qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã nhấn mạnh: “Cuộc chiến đấu ngoan cường 60 ngày đêm “giam chân” địch ở Hà Nội là khoảng thời gian tuy không dài so với lịch sử của Thủ đô và đất nước, song tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu Mùa đông năm 1946 mãi mãi là niềm tự hào, là bản anh hùng ca về ý chí quật cường, tinh thần gan dạ, dũng cảm”…

Nhóm phóng viên

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập497
  • Máy chủ tìm kiếm85
  • Khách viếng thăm412
  • Hôm nay65,672
  • Tháng hiện tại3,252,596
  • Tổng lượt truy cập155,288,200
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây