Hậu Giang và Bộ LĐ - TB & XH “đội sổ” chỉ số cải cách hành chính năm 2016

Thứ ba - 30/05/2017 09:52
Đà Nẵng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Par Index). Ngược lại, Hậu Giang và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội “đội sổ” bảng xếp hạng.

Hậu Giang và Bộ LĐ - TB & XH “đội sổ” chỉ số cải cách hành chính năm 2016
Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng (bên trái).

Tại cuộc họp tổng kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2017 chiều 30/5, Bộ Nội vụ đã thông tin về kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Par Index).

Theo đó, Par Index 2016 của các bộ chia thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất, đạt kết quả trên 80% bao gồm 9 bộ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tư pháp; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nhóm thứ hai, đạt kết quả chỉ số cải cách hành chính từ trên 70% đến dưới 80%, gồm 10 bộ: Bộ Nội vụ; Bộ Y tế; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Dân tộc; Thanh tra Chính phủ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Không có bộ nào có kết quả chỉ sốc cải cách hành chính dưới 70%.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt chỉ số cải cách hành chính năm 2016 cao nhất với kết quả là 92,68%. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có kết quả chỉ số cải cách hành chính thấp nhất với giá trị 71,91%.

Theo Bộ Nội vụ, đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện xác định chỉ số cải cách hành chính theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần mới quy định tại Quyết định số 4361/QĐ-BNV. Tuy nhiên, kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2016 cho thấy sự nỗ lực, cố gắng chung của các bộ trong triển khai công tác cải cách hành chính, kết quả cải cách hành chính ngày càng thực chất hơn, sát với thực tiễn hơn.

“Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 cho thấy những thay đổi trong công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính và những thay đổi trong kết quả triển khai của các bộ, các tỉnh trên tất cả các nội dung cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, Chính phủ điện tử...” - Bộ Nội vụ cho hay.

Ngoài ra, kết quả đánh giá Par Index 2016 của các tỉnh, thành phố có giá trị trung bình đạt 74,64%; trong đó có 30/63 đơn vị đạt kết quả trên giá trị trung bình.

Đà Nẵng tiếp tục là địa phương đứng đầu bảng xếp hạng Par Index với kết quả chỉ số đạt được là 90,32%. Qua theo dõi, Bộ Nội vụ cho rằng trong năm 2016, thành phố Đà Nẵng đã triển khai đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ cải cách hành chính được giao; đồng thời đã có nhiều mô hình cải cách hay, các giải pháp mới được thí điểm áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả cải cách, được nhiều địa phương khác đến nghiên cứu, học tập.

Nhóm đứng cuối cùng gồm 16 tỉnh, thành phố, xếp hạng từ vị trí thứ 48 đến vị trí thứ 63. Trong số đó, Hậu Giang là địa phương có chỉ số cải cách hành chính đứng cuối bảng xếp hạng, đạt 62,55%.

Chủ trì hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình - Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, đề nghị thông qua Chỉ số cải cách hành chính, các bộ, tỉnh có những biện pháp cụ thể để khắc phục những điểm yếu, những lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần có điểm số thấp qua đánh giá để nâng cao chỉ số cho những năm tiếp theo. Đồng thời tổ chức tự đánh giá, chấm điểm nghiêm túc, thực chất hơn, tránh nặng về thành tích để kết quả điểm khách quan, chính xác, sát với tình hình triển khai và kết quả đạt được trong cải cách hành chính.

Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, điều chỉnh nhằm làm cho chỉ số cải cách hành chính ngày càng thiết thực, sát với thực tế hơn, phản ánh được những tác động nhất định của cải cách hành chính tới sự phát triển kinh tế - xã hội.

Phương pháp đánh giá của Par Index

Phương pháp đánh giá của Par Index kết hợp tự đánh giá của các bộ, các tỉnh với đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Trong đó, các bộ, các tỉnh tự đánh giá chấm điểm theo bộ tiêu chí và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ thẩm định điểm tự đánh giá của các bộ, các tỉnh với sự tư vấn của Hội đồng thẩm định. Căn cứ vào theo dõi thực tế, điểm tự đánh giá của các bộ, các tỉnh sẽ được Bộ Nội vụ xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết trên cơ sở thực tế và tài liệu kiểm chứng.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ sẽ đánh giá thông qua điều tra xã hội học với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí, tiêu chí thành phần của Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ, cấp tỉnh. Việc điều tra xã hội học được tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau. Trong đó, cấp bộ điều tra 3 nhóm đối tượng gồm lãnh đạo cấp vụ, lãnh đạo cấp sở của các tỉnh, thành phố; công chức phụ trách cải cách hành chính của các bộ thuộc đối tượng xác định chỉ số cải cách hành chính. Cấp tỉnh điều tra 5 nhóm đối tượng gồm: Đại biểu HĐND tỉnh, lãnh đạo sở, lãnh đạo huyện, người dân và doanh nghiệp.

Tác giả: Thế Kha

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập478
  • Máy chủ tìm kiếm52
  • Khách viếng thăm426
  • Hôm nay102,817
  • Tháng hiện tại3,179,564
  • Tổng lượt truy cập155,215,168
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây