HOICHOTHUONGMAI

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào hoạt động của LHQ về quyền con người

Thứ sáu - 07/12/2018 09:29
Việt Nam sẽ tiếp tục là thành viên có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về quyền con người, trong đó có Hội đồng Nhân quyền LHQ và hiện đang ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào hoạt động của LHQ về quyền con người

Ông Đoàn Công Huynh, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi với các đại biểu tại Hội nghị chuyên đề kỷ niệm 70 Ngày Nhân quyền thế giới. (Ảnh: An Bình)

Ông Đoàn Công Huynh, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, đã nhấn mạnh điều đó trong bài phát biểu tại Hội nghị chuyên đề kỷ niệm 70 Ngày Nhân quyền thế giới, do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ tổ chức tại thành phố Hòa Bình ngày 6/12.

Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua cách đây 70 năm, vào ngày 10/12/1948. Bản Tuyên ngôn này là nền tảng cho Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế, bao gồm hai công ước cơ bản về quyền con người cùng được LHQ thông qua vào năm 1966. Đến năm 1950, Liên hợp quốc đã ra nghị quyết lấy ngày 10/12 hàng năm là “Ngày Nhân quyền Thế giới”.

Đánh giá về bản Tuyên ngôn, ông Đoàn Công Huynh cho rằng đây là văn kiện quan trọng có ý nghĩa tiến bộ lịch sử và giá trị to lớn về mặt đạo đức, chính trị và pháp lý. Những giá trị to lớn của Tuyên ngôn được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và tôn trọng. Trên tinh thần của Tuyên ngôn, khoảng hơn 80 công ước, tuyên bố quốc tế về quyền con người đã được soạn thảo và ban hành, trong đó có những công ước quan trọng.

Ông Đoàn Công Huynh cho hay, đối với Việt Nam, sau hơn 30 năm Đổi mới, nước ta đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành tích được quốc tế ghi nhận trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, nhất là thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ trước đây và các Mục tiêu Phát triển bền vững hiện nay. Từ một nước nghèo kém phát triển, Việt Nam đã vươn lên, đạt tăng trưởng GDP cao trên 6% trong 20 năm qua, là nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, và từ năm 201 0 trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống của gần 100 triệu người dân được năng cao.

“Việt Nam đã nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu trong việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về quyền con người, thực hiện các khuyến nghị quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam chấp thuận thông qua các cơ chế của Liên hợp quốc như Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR), cơ chế báo cáo định kỳ các Công ước mà Việt Nam là thành viên, xây dựng các chương trình hành động quốc gia về thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về các mục tiêu phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, nỗ lực trong việc triển khai các chương trình phát triển, đặc biệt là việc hỗ trợ người dân ở các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai”, ông Huynh nói.

Ông Đinh Công Huynh nhấn mạnh, dù còn nhiều thách thức, Việt Nam sẽ nỗ lực để người dân ngày càng được thụ hưởng tốt hơn quyền con người và thành quả của công cuộc phát triển đất nước. Việt Nam sẽ tiếp tục là thành viên có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về quyền con người, trong đó có Hội đồng Nhân quyền LHQ và hiện đang ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

Chia sẻ tại hội nghị, PGS. TS. Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận định, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền con người. Hiến pháp năm 2013 được ban hành trên cơ sở tổng kết gần 30 năm đổi mới, kế thừa giá trị của các bản hiến pháp trước đó. Hiến pháp đã dành 36 trong tổng số 120 điều để quy định các quyền con người, quyền công dân.

Các văn bản pháp luật được ban hành nhất là từ sau Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa các nguyên tác tôn trọng và bảo đảm quyền con người, bảo đảm sự hài hòa với các nguyên tắc tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.

“Việt Nam nhất quán áp dụng nguyên tắc ưu tiên pháp luật quốc tế so với pháp luật quốc gia, trong trường hợp các quy định của bộ luật, luật của Việt Nam trái với các điều ước quốc tế nói chung, các điều ước quốc tế về quyền con người nói riêng, thì ưu tiên áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn của quốc tế mà Việt Nam đã tham gia”, PGS. TS. Tường Duy Kiên cho biết.

Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2015, Tổng thư ký Liên hợp Quốc Ban Ki Moon đánh giá: “Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ”, đồng thời bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

Ông Hoàng Ngọc Hà, Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, đánh giá, trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên các lĩnh vực: Các quyền dân sự, chính trị, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương.

Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Những thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới tạo điều kiện để Việt Nam tăng cường nguồn lực đầu tư cho con người. Đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, tỷ lệ nghèo giảm mạnh cùng với việc thúc đẩy bình đẳng xã hội. Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội cũng đặc biệt quan tâm việc bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương… Cách tiếp cận và những thành tựu của Việt Nam được đông đảo nhân dân ủng hộ và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Cùng với những nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở trong nước, Việt Nam cũng đã đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chung trong việc bảo đảm quyền con người ở cấp độ khu vực và quốc tế. Trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò, tham gia tích cực và thực chất vào các diễn đàn quốc tế về quyền con người, phê chuẩn Công ước chống tra tấn và Công ước về quyền của người khuyết tật…

Ông Hoàng Ngọc Hà nói thêm, Việt Nam đã cử 90 sỹ quan tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trong đó đáng chú ý, năm 2018 Việt Nam lần đầu tiên cử bệnh viện dã chiến cấp 2 gồm 63 thành viên đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo yêu cầu của Liên hợp quốc tới thực thi nhiệm vụ tại Nam Sudan. Những kết quả này một lần nữa cho thấy Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Nhân quyền Thế giới là dịp để Việt Nam nhìn lại những thành tựu trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở cập độ quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời nhận diện những khó khăn, thách thức đối với công tác này trong thời gian tới.

Tác giả: An Bình

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập399
  • Máy chủ tìm kiếm83
  • Khách viếng thăm316
  • Hôm nay106,793
  • Tháng hiện tại3,995,502
  • Tổng lượt truy cập151,715,978
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây