Truyền thông Trung Quốc gây phẫn nộ vì nhận toàn bộ đỉnh Everest về mình

Thứ hai - 11/05/2020 04:02
(Dân trí) - Một kênh truyền hình của Trung Quốc đã khiến dư luận Nepal phẫn nộ sau khi đăng tải một bài viết trên Twitter nói rằng toàn bộ đỉnh Everest thuộc về Trung Quốc. >> >> >>
Truyền thông Trung Quốc gây phẫn nộ vì nhận toàn bộ đỉnh Everest về mình

Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya chụp hồi tháng 1 (Ảnh: Reuters)

Theo NDTV, mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) ngày 2/5 đã đăng tải một chùm ảnh trên Twitter với nội dung nhận đỉnh Everest thuộc về nước này.

Trong đoạn chú thích, CGTN viết: “Núi Qomolangma, hay còn được biết đến là đỉnh Everest, núi cao nhất thế giới nằm ở khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc”.

Dư luận Nepal đã giận dữ với động thái này và cư dân mạng nước này đã mở một chiến dịch mang tên #backoffchina (Trung Quốc hãy dừng lại) trên mạng xã hội, cũng như kêu gọi Đại sứ Trung Quốc tại Nepal lên tiếng về vụ việc.

Anup Kaphle, Tổng biên tập của báo Rest of the World và cựu tổng biên tập của Kathmandu Post, cho biết: “Chúng tôi đã được dạy rằng Everest nằm ở Nepal trong suốt những năm qua”.

“Hãy dừng chia sẻ thông tin không đúng sự thật lại. Đỉnh Everest nằm ở Nepal, không phải ở Trung Quốc”, một cư dân mạng tại Nepal viết.

Theo NDTV, vấn đề khu vực đỉnh Everest từng gây tranh chấp giữa Nepal và Trung Quốc hồi những năm 1960. Nepal từng tuyên bố chủ quyền với khu vực này nhân chuyến thăm của Thủ tướng Bishweshwar Prasad Koirala tới Trung Quốc vào thời điểm đó.

Theo một tài liệu được công bố năm 1998, Trung Quốc từng đề nghị chia Everest ra làm 2 phần, Trung Quốc nhận phía nam và Nepal nhận phía bắc. Bắc Kinh cũng đã đề nghị đổi tên đỉnh núi trở thành Núi Hữu nghị Trung Quốc - Nepal vì Everest là tên mà Phương Tây đặt, theo tài liệu nói trên.

Tuy nhiên, vấn đề Everest tới nay vẫn gây tranh cãi giữa 2 quốc gia và chưa thể giải quyết. Vua Nepal Mahendra năm 1961 từng tuyên bố toàn bộ đỉnh Everest nằm trong lãnh thổ nước này.

Đỉnh Everest, cao 8.884 mét, là nguồn thu nhập chính của Nepal, quốc gia không có đường biển. Có hai tuyến đường để lên được đỉnh Everest, nhưng tuyến ở phía Nepal là phổ biến nhất.

Đức Hoàng

Theo NDTV

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập414
  • Máy chủ tìm kiếm58
  • Khách viếng thăm356
  • Hôm nay110,177
  • Tháng hiện tại3,208,976
  • Tổng lượt truy cập155,244,580
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây