HOICHOTHUONGMAI

Tranh cãi chuyện robot "cướp" việc của lao động Nhật Bản

Thứ ba - 30/01/2018 11:10
Sự xuất hiện của robot trong nhiều lĩnh vực mang lại lợi ích trong việc hỗ trợ và giúp đỡ giải quyết các công việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mặt trái của xu hướng này là trong vòng 20 năm tới, các robot này có thể “cướp” việc của một nửa lực lượng lao động Nhật Bản.

Tranh cãi chuyện robot

Robot mèo Nekotencho (Ảnh: Mediacorp)

Nhật Bản từ lâu đã là một trong những quốc gia tiên phong trong công cuộc chế tạo robot. Họ sở hữu số lượng robot nhiều nhất thế giới và tính đầu tư hơn 900 triệu USD vào công cuộc nghiên cứu robot. Theo ước tính của CNA, trong 10 tới 20 năm nữa, một nửa dân số nước này sẽ bị thay thế bởi robot và trí thông minh nhân tạo.

Sở dĩ, yếu tố dẫn tới tình trạng này ở Nhật Bản là do yếu tố xã hội học tác động. Dân số Nhật Bản đang có tốc độ già hóa nhanh, tỉ lệ sinh thấp, lực lượng những người ở tuổi lao động ngày càng có xu thế giảm sút, vì vậy việc robot hóa ngành lao động là điều bắt buộc phải thực hiện để có thể vận hành trơn tru các công việc trong xã hội.

Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia băn khoăn đó chính là liệu thực sự con người có thoải mái với sự xuất hiện của robot trong tương lai và điều gì có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa con người và máy móc.

Là người sáng lập của tập đoàn công nghệ Robot, bà Yukiko Nakagawa tin rằng cách duy nhất để robot có thể trở thành người đồng hành thân thiết của con người là chúng nên có hình dạng động vật, chứ không phải giống con người.

“Những robot giống con người có biểu cảm giống như búp bê. Nếu chúng ta thử cấy ghép da người vào robot, con người sẽ coi chúng là đối thủ (trong công việc)”, bà Nakagawa chia sẻ. Một trong những sản phẩm thành công nhất của bà Nakagawa là robot hình mèo Nekotencho, có nhiệm vụ đứng ở cửa chào mừng khách hàng ở các cửa hàng bán lẻ đồ điện tử của công ty ở Akihabara, Tokyo, Nhật Bản.

“Khi bạn nghĩ về mèo, bạn có thể chấp nhận những hành động kỳ quặc của chúng. Điều này giống với mèo robot. Tuy nhiên, nếu robot có diện mao giống người, bạn sẽ kỳ vọng chúng cư xử giống người bình thường ví dụ như việc giao tiếp ăn nói rõ ràng và khúc chiết”, bà Nakagawa cho biết.

Tại khách sạn Tokyo’s Henn-na, khách sạn đầu tiên trên thế giới vận hành bằng robot, các robot có nhiệm vụ thực hiện hàng loạt công việc thay thế con người. Cô Saki Kato, một trong những người bình thường hiếm hoi làm việc tại khách sạn nhận định rằng robot xuất hiện ngày càng nhiều hơn do dân số Nhật Bản có xu hướng già hóa, và lực lượng lao động đang thu hẹp lại.

Tranh cãi chuyện robot

Robot khủng long tại khách sạn Henn-na, Tokyo (Ảnh: Mediacorp)

Đặc biệt, những nhân viên phục vụ được yêu thích nhất ở đây là các khủng long robot đứng ở các quầy lễ tân hỗ trợ khách lưu trú. “Chúng ta là con người, chúng ta thấy đồng loại mỗi ngày. Nhưng chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy khủng long thật sự và con người ai cũng thích khủng long”.

Tuy nhiên, không phải nhà nghiên cứu robot nào cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông Takashi Minato, chuyên gia thuộc một trong những phòng thí nghiệm lớn nhất Nhật Bản ở Osaka, cho rằng để chuẩn bị cho viễn cảnh tương lai, robot nên giống và tốt nhất có thể giao lưu với người thật.

Sản phẩm thành công nhất của ông Minato là nữ robot Erica. Robot này ngoài việc có thể giao tiếp và trao đổi với con người, có thể bắt chước và biểu cảm giống con người. Erica có thể làm công việc lễ tân, vào bệnh viện và thậm chí trở thành giáo viên dạy tiếng Anh. Ông Minato cho rằng những robot như Erica sẽ rút ngắn khoảng cách giữa con người và máy móc.

Tranh cãi chuyện robot

Robot mô phỏng người thật Erica (Ảnh: Mediacorp)

Tác giả: Đức Hoàng

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập436
  • Máy chủ tìm kiếm74
  • Khách viếng thăm362
  • Hôm nay58,926
  • Tháng hiện tại4,023,826
  • Tổng lượt truy cập151,744,302
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây