Putin đọc Thông điệp liên bang

Thứ năm - 01/12/2016 22:29
Ngày 1/12 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp Liên bang năm 2017, trong đó đánh giá những gì nước Nga đạt được trong năm 2016 và nêu định hướng hành động của Nga trong năm 2017.

Quan điểm của người đứng đầu nhà nước Nga trong Thông điệp Liên bang năm 2017 không thấy Moscow thể hiện sự khác biệt, dù vị thế nước Nga đã đổi thay...

Putin doc Thong diep lien bang: Nga khien phuong Tay giat minh
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang.

Ngày 1/12 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp Liên bang năm 2017, trong đó đánh giá những gì nước Nga đạt được trong năm 2016, những gì còn tồn đọng và nêu định hướng hành động của Nga trong năm 2017.

Người đứng đầu nhà nước Nga lấy tinh thần của 100 năm diễn ra cuộc Cách mạng tháng Hai và cuộc Cách mạng tháng Mười để mở đầu cho Thông điệp Liên bang của mình. Dường như Tổng thống Putin xem đây là dịp thích hợp để nhìn lại nguyên nhân và bản chất của các cuộc cách mạng ở nước Nga, từ đó tạo ra động lực cho những hành động sắp tới của nước Nga.

Ấn tượng nhất là những nội dung thể hiện khả năng “vượt cấm vận” của nước Nga trong năm 2016 và những nước đi của Tổng thống Putin tạo vị thế mới cho nước Nga.

 Nước Nga vượt cấm vận với những con số ấn tượng

Nhớ lại trong Thông điệp Liên bang năm 2016, người đứng đầu nước Nga đã cho thấy sự ảm đạm của kinh tế xã hội Nga năm 2015, mà trong đó hầu hết những toan tính của Tổng thống Putin đều không thành. Cùng với đó là hai gọng kìm “cấm vận – giá dầu” khiến nước Nga có nguy cơ đối diện với bất ổn xã hội khi có kế hoạch cắt giảm ngân sách dành cho phúc lợi.

Vậy nhưng trong Thông điệp Liên bang năm 2017, Tổng thống Putin đã tự tin công bố những số liệu khiến thế giới phải giật mình. Ấn tượng nhất là chỉ số lạm phát – sự mất giá của đồng tiền – trong năm 2016 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Như vậy những dự báo nền tài chính Nga sụp đổ đã không thể xảy ra.

Nếu biết rằng ngay sau khi Nga bị phương Tây siết cấm vận, có thời điểm chỉ trong một tuần mà đồng Rúp mất giá đến hơn 20%, thì mới thấy đây là một kỳ tích của nước Nga thời cấm vận. Ngay trong năm 2015, chỉ số lạm phát vẫn ở mức hai con số, là 12,9%. Vậy mà năm 2016, chỉ còn khoảng 5,8%, trong khi năm 2011 – trước cấm vận – chỉ số lạm phát là 6,1%.

Cách đây không lâu, truyền thông phương Tây đã từng dự báo quỹ dự trữ ngoại hối của nước Nga sẽ trống rỗng, có thể vào năm 2017. Tuy nhiên “Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng TW không những không giảm đi mà còn tăng. Nếu tính đến ngày 1/1/2016, dự trữ ngoại hối của Nga là 368.39 tỉ USD thì hiện nay là 389.4 tỉ USD”, Tổng thống Putin cho biết.

Như vậy là kinh tế Nga đã bắt đầu hồi phục, cho dù cấm vận của Mỹ và phương Tây vẫn còn đang siết chặt, còn giá dầu thô thì vẫn trồi sụt bất thường.

Việc nước Nga vượt cấm vận thật sự ngoạn mục, mà nguyên nhân được cho là nhờ những điều chỉnh của Tổng thống Putin cả về cơ chế chính sách lẫn nhân sự. đặc biệt là tìm ra những quân cờ mới cho những nước đi quyết định.

Tổng thống Putin cho rằng nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Nga trước hết là ở các vấn đề nội tại của nước Nga. Đó là tình trạng thiếu nguồn lực đầu tư, các công nghệ hiện đại, nhân lực lành nghề, môi trường thiếu khả năng, do những vấn đề bất cập trong môi trường kinh doanh. Chứng tỏ người đứng đầu nhà nước Nga đã bắt đầu xem nhẹ cấm vận.

Bởi lẽ “Hai năm trước, chúng ta đã đối diện với những thách thức kinh tế rất nghiêm trọng, với tình hình bất lợi trên thị trường thế giới, với những biện pháp cấm vận mà người ta sử dụng để buộc chúng ta phải chấp nhận điều kiện của họ, phớt lờ những lợi ích quốc gia cơ bản của nước Nga”, theo nội dung Thông điệp Liên bang năm 2017 của Tổng thống Putin.

Tổng thống Putin cho biết, hiện nay tình trạng giảm sút trong các khu vực kinh tế thực sự đã chấm dứt, thậm chí công nghiệp đã đạt được mức tăng trưởng khiêm tốn. Năm 2015 GDP tăng trưởng âm, khoảng -3.7%. Năm 2016 vẫn còn tăng trưởng âm, nhưng không đáng kể, bởi đến hết tháng 10/2016 mức giảm chỉ còn là -0.3%.

Đây là một thành quả của nền kinh tế Nga, chứ không phải là sự ảm đạm. Chỉ cần so sánh với kinh tế của nước Nhật là sẽ thấy rõ điều đó. Theo số liệu thống kê thì kinh tế Nhật Bản tính chung cả năm 2015 chỉ tăng 0,4%, trong khi kinh tế Nhật không bị ảnh hưởng bởi hai gọng kìm nguy hại “cấm vận – giá dầu” như kinh tế Nga. Do vậy, phương Tây không thể không giật mình trước ấn tượng của nước Nga.

Theo baodatviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập556
  • Máy chủ tìm kiếm147
  • Khách viếng thăm409
  • Hôm nay132,461
  • Tháng hiện tại3,319,385
  • Tổng lượt truy cập155,354,989
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây