Hướng đi nào cho Thái Lan sau cuộc chạy trốn của bà Yingluck?

Thứ bảy - 23/09/2017 19:37
Cuộc đào thoát của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra có thể sẽ tạm đặt dấu chấm cho chu kỳ chính trị luẩn quẩn ở Thái Lan: đảo chính, hiến pháp, bầu cử, đảo chính.

Hướng đi nào cho Thái Lan sau cuộc chạy trốn của bà Yingluck?
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (Ảnh: EPA)

Có nhận định cho rằng nếu bà Yingluck xuất hiện tại tòa tối cao ngày 25/8 và bị kết án tù, tình hình chính trị Thái Lan sẽ bị đẩy lên mức độ căng thẳng hơn hẳn hiện tại, SCMP nhận định.

Bắt đầu từ thế kỷ 21 tới nay, tình hình chính trị Thái Lan có thể gói gọn trong 2 phiên tòa xử nhà Shinawatra, 2 chính quyền quân đội ngăn cách nhau bởi 4 cuộc bầu cử. Bà Yingluck đã vướng phải vòng lao lý và bị lật đổ hồi năm 2014 với chính sách lúa gạo hỗ trợ cho nông dân nghèo nhưng lại làm thiệt hại nhiều tỷ USD cho chính phủ. Điều này làm liên tưởng tới người anh trai Thaksin Shinawatra của bà, người từng bị buộc tội tham nhũng sau khi “giấu” vài tỷ bath dưới tên nhân viên thân cận.

Vậy là trong vòng gần 20 năm qua, nền dân chủ non trẻ của Thái Lan đã trải qua rất nhiều những thách thức. Chuỗi vòng lặp bầu cử, hiến pháp, đảo chính, bầu cử cứ thế tiếp diễn. Gia đình Shinawatra, các phe đối lập, chính quyền quân đội bị kéo vào vòng xoáy bất tận. Hiện giờ chính là thời điểm tốt nhất để Thái Lan vượt qua vòng luẩn quẩn. Các đảng phái chính trị, lực lượng quyền lực ở Thái Lan cần phải thống nhất lại toàn bộ các quy tắc và điều lệ để bắt đầu lại nền dân chủ dựa vào bầu cử bởi lực lượng cử tri.

Tình hình chính trị của Thái Lan hiện tại có dấu hiệu của sự chia rẽ. Quốc vương Maha Vajiralongkorn mới vừa chỉ bắt đầu nắm quyền nên chưa thể đứng ở giữa để dung hòa mâu thuẫn. Các tổ chức trung lập như tòa hiến pháp, cơ quan bầu cử, cơ quan chống tham nhũng cũng bị kéo vào trò chơi chính trị. Các đảng phái đã dần suy yếu về mặt hệ thống, trong khi chính phủ quân đội vừa ban hành điều lệ năm 2017 cho phép quân đội có 33% ghế trong quốc hội. Điều này làm tăng khả năng 1 ứng viên không phải nghị sĩ hoặc ứng viên từ quân đội có thể trở thành thủ tướng.

Con lắc chính trị Thái Lan vẫn đang dao động giữa chính quyền quân sự và các lực lượng dân sự. Vì vậy để có thể cân bằng lại tình thế chính trị đòi hỏi các bên phải nhượng bộ thông qua đàm phán.

Hướng đi phát triển bền vững nhất mà các bên có thể nghĩ tới đó là cân bằng lại cán cân quyền lực quân sự và dân sự. Mấu chốt của phương án này chính là tổ chức một cuộc bầu cử công bằng dưới sự giám sát của quân sự và không hạ thấp vai trò của lực lượng này sau cuộc bầu cử.

Theo thời gian, sự cân bằng giữa 2 thái cực này sẽ mang lại lợi ích cho Thái Lan khi các bên hoạt động theo một định hướng chung về sự phát triển của quốc gia, của nền kinh tế chứ không mải mê với những cuộc chạy đua quyền lực vốn gây nên những rối ren trong gần 20 năm qua.

Bản chất chiến lược trên đã được áp dụng từ những năm 1980 tới những năm 1990 và hoàn toàn có hiệu quả. Nếu mâu thuẫn giữa phe dân sự và chính quyền quân sự kéo dài thêm thì chính đất nước Thái Lan sẽ phải gánh chịu hậu quả rất lớn. Như lời vị vua quá cố Thái Lan Bhumibol Adulyadej, người đã đưa Thái Lan ra khỏi mâu thuẫn trước đó và xây dựng nền dân chủ Thái Lan, thì không có người thắng nếu Thái Lan tiếp tục lún sâu trong mâu thuẫn và khủng hoảng kinh tế.

Tác giả: Đức Hoàng

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập447
  • Máy chủ tìm kiếm130
  • Khách viếng thăm317
  • Hôm nay142,386
  • Tháng hiện tại2,224,107
  • Tổng lượt truy cập154,259,711
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây