Chín thành viên NATO tuyên bố ủng hộ Ukraine gia nhập khối

Chủ nhật - 02/10/2022 21:50
Reuters ngày 3/10 đưa tin, lãnh đạo 9 quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 2/10 đã ra tuyên bố chung ủng hộ quyết định của Hội nghị thượng đỉnh NATO Bucharest năm 2008 liên quan đến tư cách thành viên trong tương lai của Ukraine.

“Chúng tôi nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi không công nhận và sẽ không bao giờ công nhận những nỗ lực của Nga nhằm sáp nhập bất kỳ lãnh thổ nào của Ukraine”. Đây là tuyên bố chung của lãnh đạo 9 nước gồm Cộng hòa Czech, Estonia, Latvia, Lithuania, Macedonia, Montenegro, Ba Lan, Romania và Slovakia đưa ra hôm 2/10. 

Được biết, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008, các nước thành viên hoan nghênh nguyện vọng gia nhập liên minh của Ukraine và Gruzia, nhưng không nêu rõ về tiến trình. Tương tự, tuyên bố chung của 9 thành viên NATO lần này cũng không nêu rõ mốc thời gian.

Ngoài ra, tuyên bố chung cũng kêu gọi Nga lập tức rút khỏi toàn bộ vùng lãnh thổ của Ukraine và khuyến khích đồng minh tăng viện trợ quân sự đáng kể cho Kiev.

Đáp lại, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh Kiev cần sự đồng thuận của tất cả 30 thành viên, lưu ý rằng NATO có chính sách mở cửa nhưng ưu tiên hàng đầu của khối hiện nay là hỗ trợ Ukraine về cả quân sự và tài chính. 

Bình luận của ông Stoltenberg lặp lại tuyên bố của Nhà Trắng trước đó. Phát biểu hôm 30/9, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố rằng cách tốt nhất bây giờ là hỗ trợ thiết thực cho Ukraine, còn việc xem xét kết nạp NATO nên được thực hiện vào thời điểm khác.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 30/9 thông báo nước này đã nộp đơn xin gia nhập NATO, kêu gọi liên minh này đẩy nhanh quá trình xét duyệt. Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 30/9 ký sắc lệnh sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine vào Nga.

Theo Reuters, Ukraine theo đuổi tư cách thành viên NATO là một trong những lý do dẫn đến cuộc xung đột với nước láng giềng Nga hiện nay. Kiev đưa mục tiêu này vào hiến pháp năm 2019, bất chấp những cảnh báo của Moscow rằng khả năng NATO triển khai lực lượng và vũ khí ở biên giới sẽ tạo thành mối đe dọa an ninh không thể chấp nhận được.

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập562
  • Máy chủ tìm kiếm109
  • Khách viếng thăm453
  • Hôm nay97,379
  • Tháng hiện tại3,284,303
  • Tổng lượt truy cập155,319,907
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây