HOICHOTHUONGMAI

Khuổi Lừa nhớ Bác

Chủ nhật - 05/02/2017 20:35

Giữa tháng 5 chúng tôi có dịp về với Khuổi Lừa, xã phương Linh, huyện Bạch Thông, nơi cách đây hơn 60 năm vinh dự được Bác Hồ ghé thăm và làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, nhân dân địa phương.  Trải qua mấy chục năm đồng bào thôn Khuổi Lừa đã không ngừng vươn lên trong lao động, sản xuất, xóa đói, giám nghèo, một lòng hướng về Đảng, về Bác Hồ kính yêu.

Khuổi Lừa nhớ Bác
Cổng vào thôn được xây dựng khang trang, nơi đây vào tháng 3 năm 1951 Bác Hồ đã đến thăm và làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh.

Vang vọng lời Bác năm xưa
Từ ngã ba thị trấn Phủ Thông đi theo quốc lộ 258 hơn 2km là lối rẽ phải vào thôn Khuổi Lừa, vừa đặt chân tới đây đập vào mắt chúng tôi là chiếc cổng làng nổi bật với màu sắc đỏ tươi có in dòng chữ “Khuổi Lừa nơi Bác Hồ đến làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh năm 1951”,  như là để nhắc nhở các thế hệ ngày nay cần nhớ về lịch sử, về vùng quê cách mạng. Cổng làng được xây cao ráo, vững chắc, là thành quả đóng góp của tập thể nhân dân trong thôn. Ấn tượng  tiếp theo đó là con đường nối dài hơn 1 cây số từ đầu thôn đến hết cuối thôn,  đường bê tông thênh thang rộng mở này cũng là kết quả của sự kết hợp, đồng thuận giữa nhà nước và nhân dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Có đường đẹp nên giúp việc học tập của con em cùng các hoạt động giao thương buôn bán, phương tiện tiện lợi hơn rất nhiều. 

 

Với địa thế là một chiếc khe sâu giữa những chỏm đồi, rừng cây, năm 1951 Khuổi Lừa được cách mạng chọn làm nơi sơ tán của cơ quan Tỉnh ủy nhằm tránh sự dòm ngó, bắn phá của địch.  Trong thời gian này Bác Hồ đi công tác đã ghé thăm và nói chuyện với cán bộ chủ chốt của tỉnh. Ông Hoàng Hóa nay đã 86 tuổi, cư trú tại thị trấn Phủ Thông, một trong những cán bộ thuộc văn phòng tổ chức Tỉnh ủy lúc bấy giờ và là người có mặt để nghe Bác nói chuyện kể lại rằng: Bác đến ân cần hỏi thăm về tình hình đời sống của cán bộ, quán triệt một vài nội dung văn kiện, chỉ thị của Đảng và thông báo về tình hình cách mạng lúc bấy giờ.


Đặc biệt Người đã nhấn mạnh đến 3 nội dung quan trọng nhưng hết sức có ý nghĩa đó là giệt giặc đói, giệt giặc dốt và giệt giặc ngoại xâm.  Theo đó Người phân tích từng vấn đề cụ thể, trong đó giệt giặc đói là cần phải tăng gia sản xuất, khai hoang phục hóa để tăng diện tích đất sản xuất lên, mục đích không chỉ để nuôi quân mà còn phục vụ kháng chiến lâu dài. Còn giệt giặc dốt là phải nâng cao trình độ văn hóa, Người chỉ rõ cán bộ mà văn hóa kém sẽ không hiểu được tình hình trong nước, tình hình thế giới, trình độ kém sẽ không lãnh đạo được nhân dân, vì vậy cùng với nhiệm vụ kháng chiến còn cần phải tuyên truyền rộng rãi về phong trào bình dân học vụ. Cán bộ nâng cao về trình độ bằng cách đọc báo hàng ngày, người biết đọc, biết viết thì dạy cho người không biết chữ. Đối việc giệt giặc ngoại xâm Người nói rằng giặc bắn phá tới đâu dân quân du kích cần phải sửa chữa tới đó có như thế mới mong được thắng lợi. Khi Bác rời đi tập thể cán bộ rộn ràng trong tiếng vỗ tay, cùng cất tiếng ca bài kết đoàn. Những ký ức và lời căn dặn của Bác dù đã trải qua nửa thế kỷ nhưng vẫn còn hằn sâu trong chí nhớ của những thế hệ lão thành đang còn sống.

 

Khuổi Lừa, tin tưởng một lòng theo Đảng
Trở lại với Khuổi Lừa, nơi vinh dự được đón Bác Hồ đến làm việc nay đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, trải qua bao thăng trầm cùng cách mạng, từ mảnh đất hoang hóa chỉ toàn vầu, lau sậy, lác đác vài hộ dân giờ đây Khuổi Lừa đã có nhiều hộ dân sinh sống, lập nghiệp, đồng bào nơi đây luôn một lòng đoàn kết, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

 

Thôn Khuổi Lừa gồm 46 hộ dân, trong đó có tới 90% là dân tộc Dao, còn lại là người Tày, người Kinh, hiện nay đời sống vật chất, tinh thần của bà con trong thôn ngày càng được nâng lên. Về kinh tế, nông nghiệp và chăn nuôi vẫn được coi  là ngành nghề chính, tuy đất trồng lúa chỉ chiếm hơn 4ha, rất thấp so với mật độ dân cư nhưng bà con lại tận dụng thế mạnh từ đất rừng, hiện nay thôn đã có hơn 100ha rừng sản xuất, tập trung vào các loại cây trồng như mỡ, keo, bồ đề, nhờ khai thác rừng hiệu quả mà đời sống bà con đã xóa được đói, giảm được nghèo. Ngoài ra người dân còn phát triển, mở rộng diện tích các loại cây ăn quả như cây chuối, cam quýt, đầu tư chăn nuôn qua đó góp phần nâng cao thu nhập.

 

Bên cạnh đó thôn còn thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng quy ước, hương hợp phù hợp với thôn, bản, chú trọng xây dựng nông thôn mới,  bảo vệ môi trường đường làng ngõ, xóm. Đến nay toàn thôn có trên 15 ngôi nhà xây khang trang, không còn nhà tranh tre, tỷ lệ hộ có phương tiện xe máy, phương tiện nghe nhìn chiếm 100%, mấy chục năm qua thôn không có người sinh con thứ 3, hay trường hợp vi phạm pháp luật. Với những thành tích đó nên 5 năm liền thôn đều được công nhận là khu dân cư tiên tiến, làng văn hóa cấp huyện.

 

Khuổi Lừa mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trên mọi mặt nhưng thôn hiện vẫn còn có hộ nghèo, chưa xây dựng được nhà họp thôn.
Đồng chí Bàn Hữu Việt, Bí Thư chi bộ thôn cho biết: “Mấy năm gần đây thôn  được Nhà nước quan tâm xây dựng đường giao thông nông thôn, cấp giống cây con phục vụ trồng rừng giúp nâng cao đời sống nhân dân. Tuy vậy thôn vẫn muốn cần các cấp chính quyền địa phương tiếp tục triển khai các chính sách xóa đói, giảm nghèo, các mô hình phát triển nông lâm nghiệp, đầu tư nông thôn mới để người dân có điều kiện tiếp cận, thụ hưởng”.

 

Thu Trang
 

Nguồn tin: http://baobackan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập480
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm103
  • Khách viếng thăm376
  • Hôm nay89,066
  • Tháng hiện tại3,947,173
  • Tổng lượt truy cập151,667,649
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây