VNPT đầu tư hàng trăm triệu USD cho đường cáp quang biển mới

Thứ ba - 07/07/2020 06:20
(Dân trí) - VNPT đang cùng với các tập đoàn quốc tế đầu tư vào tuyến cáp biển SJC2 với tổng chiều dài cáp ngầm dưới biển là 10.500 km, tổng đầu tư ban đầu là 439 triệu USD, kết nối khu vực châu Á Thái Bình Dương. >> >> >>
VNPT đầu tư hàng trăm triệu USD cho đường cáp quang biển mới

VNPT cùng các Tập đoàn quốc tế đầu tư cáp biển SJC2 dài 10.500 km.

Trước thực trạng liên tục xảy ra sự cố trên các đường cáp quang biển quốc tế trong giai đoạn cuối 2019 đầu 2020, các nhà mạng viễn thông đang nỗ lực đầu tư vào những tuyến cáp mới, với hy vọng sẽ giảm bớt tình trạng nghẽn mạng, tụt băng thông mỗi khi xảy ra sự cố (đa phần là trên các tuyến cáp cũ).

Gần đây nhất, VNPT cho biết đang cùng với các tập đoàn quốc tế (CHT, CMI, DHT, Facebook, KDDI, Singtel, SKB, Telin và TICC) đầu tư vào tuyến cáp biển SJC2, với tổng chiều dài cáp ngầm dưới biển là 10.500 km, tổng đầu tư ban đầu là 439 triệu USD, kết nối khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Trong tổng số dung lượng thiết kế toàn hệ thống trên tuyến SJC2 là 126Tbps, VNPT sở hữu dung lượng 9 Tbps, cho phép tập đoàn này triển khai các ứng dụng kết nối Internet quốc tế yêu cầu tốc độ cao, như Internet vạn vật, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo…

Đây cũng là tuyến cáp biển quốc tế thứ 6 do VNPT tham gia đầu tư xây dựng, sẽ cập bờ vào Việt Nam tại TP. Quy Nhơn, dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2021.

VNPT đầu tư hàng trăm triệu USD cho đường cáp quang biển mới - Ảnh minh hoạ 2

VNPT đang hoàn thiện xây dựng trạm cập bờ mới tại TP. Quy Nhơn.

Sau khi SJC2 đi vào hoạt động, bên cạnh Vũng Tàu và Đà Nẵng, Quy Nhơn sẽ là cửa ngõ viễn thông cáp quang biển quốc tế thứ 3 của VNPT, được trang bị hiện đại, dung lượng quốc tế lớn, là động lực thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin của Bình Định và các tỉnh lân cận; có khả năng cung cấp dung lượng quốc tế lớn kết nối đến Campuchia, Lào…

Để so sánh, băng thông 126 Tb/giây của tuyến SJC2 lớn hơn rất nhiều so với các tuyến cáp sẵn có như AAG (2.88 Tb/giây), AAE-1 (40 Tb/giây), APG (54 Tb/giây).

Dung lượng lớn của tuyến cáp được cho là sẽ hỗ trợ đặc biệt cho các ứng dụng "ngốn" băng thông như công nghệ 5G, đám mây, vạn vật kết nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Ngoài ra, cùng với các tuyến cáp biển đang khai thác như AAG, APG, AAE-1, Faster, SMW-3, tuyến cáp biển SJC2 sẽ cung cấp thêm một dung lượng lớn tốc độ cao kết nối từ Việt Nam đi quốc tế, san tải với các tuyến cáp biển hiện có, làm tăng độ an toàn của mạng lưới.

Nguyễn Nguyễn

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập458
  • Máy chủ tìm kiếm80
  • Khách viếng thăm378
  • Hôm nay110,177
  • Tháng hiện tại3,223,905
  • Tổng lượt truy cập155,259,509
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây