HOICHOTHUONGMAI

Tình trạng bảo mật tại Việt Nam chuyển biến tích cực trong năm 2019

Thứ bảy - 07/03/2020 22:40
(Dân trí) - Trong năm 2019, số vụ tấn công trực tuyến tại Việt Nam đã giảm hơn 30% so với năm 2018, cho thấy sự chuyển biến tích cực của tình trạng an ninh mạng tại Việt Nam trong năm qua.

Theo báo cáo tình trạng bảo mật mới nhất vừa được hãng nghiên cứu bảo mật Kaspersky Lab công bố, trong năm 2019, Việt Nam có 371.979.051 sự cố tấn công ngoại tuyến, giảm 10% so với 415.592.714 sự cố tấn công ngoại tuyến của năm 2018. Điều này giúp cho Việt Nam giảm từ vị trí thứ 2 trong năm 2018 xuống vị trí thứ 6 trên toàn cầu trong năm 2019 về số vụ tấn công ngoại tuyến.

Singapore là quốc gia có tỷ lệ tấn công ngoại tuyến thấp nhất khu vực Đông Nam Á (34,8%) vào năm 2019, tương ứng với vị trí thứ 130 trên thế giới.

Các hình thức tấn công ngoại tuyến là phương thức tấn công được thực hiện khi mã độc lây lan qua các thiết bị lưu trữ gắn ngoài như USB, CD, DVD...

Tình trạng bảo mật tại Việt Nam chuyển biến tích cực trong năm 2019

Tình trạng bảo mật tại Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực trong năm 2019

Cũng theo báo cáo của Kaspersky, Việt Nam xếp thứ 17 trên toàn thế giới với 75.004.388 sự cố tấn công trực tuyến trong năm 2019, tương ứng với 40% người dùng bị tấn công bởi các mối đe dọa từ internet. Số vụ tấn công trực tuyến tại Việt Nam trong năm 2019 đã giảm 30% so với số vụ tấn công trực tuyến của năm 2018.

Singapore có số lượng tấn công trực tuyến thấp nhất Đông Nam Á với 4.657.235, đứng ở vị trí thứ 156 trên toàn cầu.

5 mối đe dọa trực tuyến hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á bao gồm: Mã độc ẩn trong các website - rất dễ gặp khi người dùng truy cập vào trình duyệt web bị nhiễm mã độc hoặc các quảng cáo trực tuyến; Mã độc trong tệp/chương trình được người dùng vô tình tải xuống từ internet; Tệp đính kèm độc hại từ email trực tuyến; Mã độc ẩn trong tiện ích mở rộng trên trình duyệt; và Tệp chứa mã độc hoặc bị điều khiển bằng phương thức C&C (command-and-control) từ máy chủ của hacker.

Sự giảm mạnh về số lượng cả số vụ tấn công ngoại tuyến lẫn trực tuyến tại Việt Nam đã cho thấy sự chuyển biến tích cực của tình trạng bảo mật tại Việt Nam trong năm 2019 và đây là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy người dùng cá nhân và các doanh nghiệp đã có sự quan tâm hơn đến vấn đề bảo mật để tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa.

“Năm 2019 chứng kiến sự cải thiện đáng kể của bối cảnh an ninh mạng tại Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức của người dùng và khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng của doanh nghiệp. Mặc dù những thay đổi này đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dùng Việt Nam, nhưng chúng ta cần phải đề cao cảnh giác trước tội phạm mạng vì chúng chắc chắn vẫn đang tiếp tục gây lây nhiễm mã độc nhiều nhất có thể”, Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết.

“Với quá trình số hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại các doanh nghiệp, nhận thức về tầm quan trọng của an ninh mạng đối với mỗi cá nhân, tổ chức sẽ ngày càng cao trong năm 2020. Những tiến bộ về mặt công nghệ như triển khai mạng 5G và Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng là điều kiện để các cuộc tấn công mạng ngày càng diễn biến phức tạp hơn, gây thiệt hại nhiều hơn. Các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam cần phát triển thêm khả năng dự đoán các mối đe dọa bảo mật đối với các ngành công nghiệp trước những cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi”, ông Siang Tiong chia sẻ thêm.

Các chuyên gia bảo mật của Kaspersky cũng đưa ra lời khuyên cho người dùng máy tính để giúp đảm bảo an toàn trước các mối đe dọa trực tuyến:

- Kiểm tra cẩn thận các liên kết trước khi truy cập vào một trang web, đặc biệt là lỗi chính tả hoặc những nội dung bất thường trong link, ngay cả khi đây là trang web được truy cập thường xuyên.

- Chỉ nhập tên người dùng và mật khẩu qua những kết nối an toàn. Tránh đăng nhập vào ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ tài chính thông qua mạng Wi-Fi công cộng.

- Không nên tin tưởng bất kỳ địa chỉ email nào được gửi từ người lạ cho đến khi có thể xác định chính xác được danh tính của họ.

- Tạo thói quen tốt đối với mật khẩu như sử dụng mật khẩu mạnh và tránh sự truy cập từ người ngoài.

- Sử dụng các công cụ bảo mật đáng tin cậy được trang bị tính năng chống phần mềm độc hại.

- Đối với các doanh nghiệp, cần tăng nhận thức của nhân viên về các rủi ro - như không mở email, tệp đính kèm, hoặc liên kết từ người lạ. Thiết lập truy cập theo cấp bậc, chỉ cấp quyền truy cập cho những người có cấp độ tương ứng.

T.Thủy

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập436
  • Máy chủ tìm kiếm70
  • Khách viếng thăm366
  • Hôm nay76,069
  • Tháng hiện tại3,934,176
  • Tổng lượt truy cập151,654,652
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây